Olympia 23 là mùa thứ 23 và cũng là một trong số những mùa thi trong Đường lên đỉnh Olympia. Mùa thi đã bắt đầu cuộc thi đầu tiên vào ngày 9 tháng 10 năm 2022. Cuộc thi chung kết đã được truyền hình trực tiếp vào ngày 8 tháng 10 năm 2023.
Olympia 23 là mùa thứ 23 và cũng là một trong số những mùa thi trong Đường lên đỉnh Olympia. Mùa thi đã bắt đầu cuộc thi đầu tiên vào ngày 9 tháng 10 năm 2022. Cuộc thi chung kết đã được truyền hình trực tiếp vào ngày 8 tháng 10 năm 2023.
Nam sinh Việt Thái bị chỉ trích vì có những hành động chỉ tay lên trời, bày tỏ cảm xúc thái quá
Nhiều người so sánh Việt Thái với Quán quân Olympia Thu Hằng
Trong cuộc thi Tháng 3 Quý 2, nam sinh đến từ Hà Nội, Nguyễn Việt Thái, đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế với số điểm 255. Được biết, trước khi đến với cuộc thi tháng, Việt Thái từng gây sốt ở cuộc thi tuần khi trổ tài đánh đàn ghita và hát bài Lemon Tree bằng tiếng Anh.
Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như nhiều khán giả tỏ ra khó chịu với nam sinh này vì cách ăn mừng trên sân khấu Olympia. Theo đó, mỗi khi đưa ra đáp án đúng, Việt Thái thường có những động tác ăn mừng rất rõ ràng, niềm vui thể hiện rõ trên gương mặt. Ngoài ra, cậu bạn còn tự nhận mình xuất sắc trong cuộc thi tháng vừa rồi khi mang chiến thắng về cho chính mình.
Ngay lập tức, những cử chỉ và hành động này của Việt Thái đã nhận về không ít những bình luận tiêu cực. Trong đó, người ta "ném đá" nam sinh Hà Nội tự tin thái quá, không biết kiềm chế cảm xúc và có phần thiếu tôn trọng đối thủ. Tuy nhiên, không ít người đứng ra bênh vực Việt Thái bởi lẽ, tâm lý phấn khích khi giành chiến thắng khiến nam sinh này có lúc không kiểm soát được bản thân ở thời điểm đó, do đó, đã gây ra những tranh cãi không đáng có.
Sự việc của Việt Thái khiến người ta nhớ lại câu chuyện của quán quân Olympia 20 - Nguyễn Thị Thu Hằng, cô gái cũng từng gây xôn xao bởi cách ăn mừng khi giành ngôi vị cao nhất của sân chơi trí tuệ này ở năm trước đó. Thời điểm đó, nhiều người cho rằng cách ăn mừng của Thu Hằng kém duyên, vui trên nỗi buồn của các thí sinh khác. Cụ thể, khi thí sinh cuối cùng đang trong phần thi Về đích, Thu Hằng chỉ tay lên trời và cười hớn hở ăn mừng chiến thắng. [4]
Ảnh chụp lại màn hình nội dung BTC xin lỗi về sai sót trong lượt thi của Nguyễn Minh Triết
Trong cuộc thi Tuần 3 Tháng 3 Quý 4 (5/9/2021), thí sinh Nguyễn Minh Triết đưa ra đáp án đúng đối với câu hỏi "Tỉnh lỵ của của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là thành phố nào?". Cụ thể, Minh Triết đưa ra câu trả lời là "Bà Rịa", còn đáp án của chương trình là "Vũng Tàu". Do đó, nam thí sinh không ghi được điểm ở câu hỏi này.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1/5/2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố biển Vũng Tàu.
Từ ngày 2/5/2012, tỉnh lỵ chuyển đến thị xã Bà Rịa. Ngay sau đó, ngày 22/8/2012, Chính phủ đã thành lập thành phố Bà Rịa trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Bà Rịa cũ.
Hiện nay Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lỵ không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh và là tỉnh có hai thành phố trực thuộc tỉnh ở khu vực phía Nam.
"Câu trả lời 'Bà Rịa' mà Minh Triết đưa ra là đúng. Đáp án 'Vũng Tàu' của chương trình là không chính xác ở thời điểm hiện tại. Điều này không ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng chung cuộc của 4 thí sinh trong cuộc thi", chương trình ra thông báo trên Facebook fanpage.
Như vậy, thời điểm hiện tại, tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là thành phố "Bà Rịa". Tuy nhiên, câu hỏi trên không làm thay đổi kết quả chung cuộc vì Minh Triết vẫn là người giành vòng nguyệt quế với 240 điểm. Song, việc liên tiếp mắc lỗi trong thời gian gần đây khiến khán giả khá ngao ngán vì ê-kíp của chương trình liên tục mắc lỗi về mặt kiến thức. [9]
Đường lên đỉnh Olympia là một chương trình trò chơi truyền hình về kiến thức dành cho học sinh Trung học phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đài Truyền hình Việt Nam đồng tổ chức từ năm 1999.
Đây là chương trình trò chơi truyền hình có tuổi đời dài nhất hiện còn phát sóng trên VTV3, và được giới học sinh Việt Nam rất yêu thích. Mỗi năm có 36 trận thi tuần, 12 trận thi tháng, 4 trận thi quý được phát sóng và 1 trận chung kết năm được truyền hình trực tiếp trên VTV3. Chương trình hiện đang ghi hình năm thứ 25.
THACO hiện là nhà tài trợ chính cho chương trình kể từ nửa sau năm thứ 17.
Sau những thành công từ các sân chơi dành cho học sinh như Bảy sắc cầu vồng, VTV mong muốn tìm một loại hình chương trình mới cho khán giả trẻ. Đài Truyền hình Việt Nam đã hợp tác với Công ty điện tử LG của Hàn Quốc – tập đoàn đã tổ chức các chương trình truyền hình tương tự tại một số quốc gia trên thế giới và đạt được thành công nhất định. Cuối năm 1998, chương trình bắt đầu thông báo tuyển người chơi. Sau các chuyến đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm tại Hàn Quốc và sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong việc tuyển chọn người chơi và ghi hình, Đường lên đỉnh Olympia đã chính thức lên sóng vào ngày 28 tháng 3 năm 1999 trên VTV3.
Chương trình lấy tên Đường lên đỉnh Olympia với ý tưởng là 1 cuộc đua leo núi bằng kiến thức dành cho các thí sinh mà người lên đỉnh núi đầu tiên sẽ giành được vòng nguyệt quế. Có nhiều học giả cho rằng nếu cho đó là đỉnh núi để leo lên thì phải là Đường lên đỉnh Olympus. Olympus là 1 dãy núi có đỉnh cao nhất Hy Lạp với độ cao 2.917 mét so với mực nước biển, nằm giữa 2 miền Macedonia và Thessaly thuộc phía Bắc Hy Lạp, còn Olympia thực tế là một nơi chứa đựng các công trình văn hóa của Hy Lạp cổ đại và được biết tới là nơi khai sinh đại hội thể thao Olympic.
Nhà báo Tạ Bích Loan, một trong những người đầu tiên xây dựng nên chương trình, giải thích rằng: "Trong cảm hứng về việc tạo ra 1 đỉnh núi trong ước mơ, trong tưởng tượng, một đỉnh núi mang tính biểu tượng thì cái tên cũng mang tính biểu tượng..."[1] Như vậy, đỉnh Olympia thực chất là 1 đỉnh núi mang tính tượng trưng, nó tồn tại trong trí tưởng tượng và cả trong trận thi này.[1] Trong một chương trình khác, khi nói về điều này, nhà báo Lại Văn Sâm cho biết thêm: "Đây chỉ là tên của một chương trình, đôi khi cái tên này không nên hiểu theo nghĩa đen... Một số tên của chương trình hay của các bộ phim đôi khi chỉ là một cái tên gợi cho khán giả nhiều hướng suy nghĩ khác nhau, truyền tải được rất nhiều thông điệp khác nhau."[2]
Để trở thành nhà vô địch của năm, thí sinh phải lần lượt vượt qua các trận thi tuần, tháng, quý và chung kết năm. Người chiến thắng trong mỗi trận đấu là người có tổng điểm cao nhất sau khi kết thúc bốn vòng thi hoặc giành chiến thắng trong loạt câu hỏi phụ (nếu có nhiều thí sinh cùng đạt một số điểm cao nhất).
Mỗi trường trung học phổ thông chỉ được cử một học sinh duy nhất làm đại diện, là học sinh lớp 11 đạt hạnh kiểm tốt và học lực giỏi tính đến thời điểm đăng ký tham dự chương trình. Nếu bổ sung thêm những thành tích khác thì càng được ưu tiên.
Sau khi đáp ứng được những điều kiện trên, học sinh nộp bản đăng ký đứng tên của trường theo mẫu cùng bộ hồ sơ, học bạ,... theo quy định. Chương trình sẽ xét duyệt những bản đăng ký để chọn ra những người phù hợp và chỉ nhận các hồ sơ gửi qua đường bưu điện. Với những trường xác nhận nhiều học sinh, ban tổ chức sẽ không lựa chọn và xem xét toàn bộ hồ sơ của trường đó.
Trong trận thi tuần, 4 thí sinh đại diện cho 4 trường trung học phổ thông sẽ cùng tham gia. Có 36 trận thi tuần mỗi năm, mỗi trận có 4 thí sinh tham gia, tổng cộng sẽ có 144 thí sinh trong một năm Olympia.
Nếu có từ 2 thí sinh trở lên có cùng điểm số cao nhất ở cuối chương trình hoặc cùng đạt điểm nhì cao nhất trong 3 trận thi tuần của tháng, họ sẽ phải tham gia loạt câu hỏi phụ hoặc bốc thăm để xác định người được vào trận thi tháng.
trận thi tháng là trận thi dành cho 4 thí sinh, gồm 3 thí sinh chiến thắng trong những trận thi tuần và 1 thí sinh về nhì có số điểm cao nhất của các trận thi tuần trong tháng đó. Trong một năm Olympia có 12 trận thi tháng.
Nếu có từ 2 thí sinh trở lên có cùng điểm số cao nhất ở cuối chương trình hoặc cùng đạt điểm nhì cao nhất trong 3 trận thi tháng của quý, họ sẽ phải tham gia loạt câu hỏi phụ hoặc bốc thăm để xác định người được vào trận thi quý.
Trận thi quý là trận thi dành cho 4 thí sinh, gồm 3 thí sinh chiến thắng trong các trận thi tháng và 1 thí sinh về nhì có điểm số cao nhất trong 3 trận thi tháng. Trong một năm Olympia có 4 trận thi quý.
Trận thi này được ghi hình và phát sóng trên VTV3. Riêng trong năm thứ 13, hai trận của quý 1 và 2 được truyền hình trực tiếp (quý 3 và 4 không được truyền hình trực tiếp vì chương trình cần rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho trận chung kết năm diễn ra sau trận thi quý 3 có 3 tháng).
Nếu có từ 2 thí sinh trở lên có cùng điểm số cao nhất ở cuối chương trình, họ sẽ phải tham gia loạt câu hỏi phụ hoặc bốc thăm để xác định người được vào trận thi chung kết năm.
Đây là trận đấu quan trọng nhất trong một năm Đường lên đỉnh Olympia và cũng là trận duy nhất được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Trận thi này dành cho 4 thí sinh đã chiến thắng ở 4 trận thi quý và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV3 (và các kênh truyền hình địa phương có thí sinh tham dự) tại 5 điểm cầu truyền hình gồm trường quay của Đài Truyền hình Việt Nam và 4 địa điểm công cộng ở các địa phương nơi thí sinh tham gia trận chung kết năm đang sinh sống và học tập (chủ yếu là ngôi trường của thí sinh đó, ngoài ra cũng có thể là nơi tổ chức sự kiện, văn hóa đông người...). Riêng trong trận chung kết năm thứ 9, do có sự thay đổi số lượng thí sinh nên có 6 điểm cầu gồm 1 điểm cầu tại trường quay S9 (nay là S14) và 5 điểm cầu tại 5 trường trung học phổ thông.
Trong một năm Olympia chỉ có một trận chung kết năm diễn ra vào khoảng một hoặc hai tuần sau trận thi Quý 4. Riêng trận chung kết năm thứ 21 được dời sang ngày 14 tháng 11 năm 2021[a] do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tại Việt Nam.
Bắt đầu từ trận chung kết năm thứ 8, các thí sinh sẽ có những người hỗ trợ trong vòng thi Tăng tốc hoặc cả hai vòng Vượt chướng ngại vật và Tăng tốc.
Nếu có từ hai thí sinh trở lên có cùng điểm số cao nhất ở cuối chương trình, họ sẽ phải tham gia loạt câu hỏi phụ hoặc bốc thăm để xác định nhà vô địch.
Các chương trình gala, quy tụ các thí sinh từng tham gia chương trình đã được tổ chức vào tháng 12 năm 1999 (Gala 1), năm 2003 (Gala 4), năm 2004 (Gala 5), năm 2005 (Gala 6), năm 2007 (Gala 7).
Bắt đầu từ năm thứ 10 (2010), cứ mỗi 5 năm 1 lần, giữa trận thi Quý 4 và trận chung kết của năm đó, ban tổ chức chương trình sẽ thực hiện một chương trình đặc biệt để nhìn lại hành trình của trận thi từ những năm đầu, nhìn lại nhà vô địch các năm, vinh danh những gương mặt xuất sắc nhất trong suốt thời gian đã qua của chương trình và mở ra chặng đường của những năm tiếp theo. Riêng trong năm thứ 10, trước chương trình gala còn có một chương trình đặc biệt nhìn lại toàn bộ hành trình của năm đó.
Qua nhiều năm phát sóng, cứ mỗi năm lại có thêm những cải tiến và sửa đổi về luật chơi. Sau đây là luật chơi được áp dụng từ năm thứ 24.
Các thí sinh trong vòng này sẽ trải qua hai lượt chơi, một lượt thi cá nhân dành cho mỗi thí sinh và một lượt thi chung cho cả 4 thí sinh.[3][4]
Số điểm tối đa trong vòng thi này là 180 điểm khi trả lời đúng tất cả các câu hỏi.
Có 4 từ hàng ngang, cũng là 4 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật (CNV) - là một từ khóa mà các thí sinh phải đi tìm, với số lượng ký tự có trong CNV được cho trước. Một hình ảnh (là một gợi ý liên quan đến CNV hoặc chính là hình ảnh của CNV) được đưa ra và bị che bởi 5 miếng ghép, gồm 4 góc tương ứng với 4 từ hàng ngang và một ô trung tâm. Ô trung tâm cũng là một câu hỏi gợi ý để tìm từ khóa và sẽ được mở sau cùng; mở được miếng ghép ô trung tâm sẽ mở được phần quan trọng nhất của hình ảnh.
Mỗi thí sinh có một lượt (từ vị trí số 1 đến vị trí số 4) để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Các thí sinh trả lời trên máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm.[b] Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu có ít nhất 1 thí sinh trả lời đúng, một góc (được đánh số tương ứng với từ hàng ngang) của hình ảnh cũng được mở ra. Nếu không ai trả lời đúng, từ hàng ngang sẽ chuyển sang màu xám và bị khóa lại, góc hình ảnh tương ứng cũng không được mở.
Thí sinh có thể bấm chuông trả lời CNV bất cứ lúc nào. Trả lời đúng được 60 điểm trừ đi 10 điểm sau mỗi từ hàng ngang đã qua. Trả lời sai CNV hoặc bấm chuông mà không trả lời được CNV sẽ khiến thí sinh bị loại khỏi phần chơi này.
Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 tương ứng với ô trung tâm của hình ảnh được đưa ra; đáp án của câu hỏi này cũng là gợi ý cuối cùng để các thí sinh tìm ra CNV. Trả lời đúng câu hỏi thứ 5 này, thí sinh được 10 điểm và ô trung tâm sẽ được mở. Sau đó, các thí sinh có 15 giây cuối cùng để đưa ra tín hiệu; trả lời đúng CNV sau gợi ý cuối cùng của ô trung tâm được cộng thêm 20 điểm. Nếu sau 15 giây mà vẫn không có tín hiệu hoặc cả 4 thí sinh đều hết lượt chơi (do trả lời sai CNV), khán giả tại trường quay sẽ trả lời CNV. Một phần quà sẽ được dành cho khán giả đó nếu trả lời đúng; trong trường hợp trả lời sai hoặc khán giả không có câu trả lời cho CNV đó, MC sẽ công bố đáp án cuối cùng.
Nếu có nhiều thí sinh cùng bấm chuông và cùng trả lời đúng CNV thì chỉ có người bấm chuông nhanh nhất sẽ được điểm.
Số điểm tối đa trong vòng thi này là 70 điểm khi trả lời đúng 1 từ hàng ngang và trả lời đúng CNV trước câu hỏi thứ 2.
Có 4 câu hỏi với các cấp độ tư duy khác nhau với thời gian suy nghĩ tăng dần được sử dụng trong vòng thi này:
Các thí sinh trả lời câu hỏi bằng máy tính. Tùy theo thứ tự thời gian trả lời đúng, thí sinh sẽ ghi được 40, 30, 20 và 10 điểm. Nếu có 2 thí sinh trở lên cùng trả lời đúng trong cùng một thời gian hệ thống ghi nhận, họ sẽ cùng giành được số điểm tương ứng.[b]
Số điểm tối đa trong vòng thi này là 160 điểm khi trả lời đúng và nhanh nhất tất cả các câu hỏi.
Mỗi thí sinh có một lượt chơi chính tại giữa sân khấu và lựa chọn gói câu hỏi. Thí sinh sẽ phải lựa chọn mức điểm cho ba câu hỏi, với một trong hai mức là 20 điểm hoặc 30 điểm cho mỗi câu.
Thứ tự tham gia phần thi Về đích của các thí sinh được xác định như sau: thí sinh có số điểm cao nhất sau 3 vòng thi (và có thứ tự vị trí đứng nhỏ nhất trong các thí sinh có cùng điểm) sẽ thi đầu tiên. Sau khi thí sinh đầu tiên hoàn thành phần thi của mình, thí sinh có điểm cao nhất trong các thí sinh còn lại (và có thứ tự vị trí đứng thấp nhất trong các thí sinh có cùng điểm) sẽ được gọi tên tiếp theo, và cứ như vậy cho đến thí sinh cuối cùng.
Các loại câu hỏi được sử dụng trong vòng thi này gồm có:
Thời gian trả lời cho câu hỏi 20 điểm là 15 giây, câu hỏi 30 điểm là 20 giây. Thí sinh được quyền trả lời và thay đổi đáp án trong suốt thời gian trả lời, và chỉ đáp án cuối cùng trong khoản thời gian trả lời được ghi nhận.
Đối với câu hỏi thực hành, thời gian trả lời câu hỏi ở trên tương ứng là thời gian suy nghĩ, cùng với thời gian thực hành là 30 giây (câu 20 điểm) hoặc 60 giây (câu 30 điểm).
Nếu thí sinh trả lời đúng hoặc thực hành đúng yêu cầu sẽ ghi được điểm của câu hỏi. Nếu thí sinh trả lời sai, không có đáp án hoặc thực hành chưa đúng yêu cầu thì các thí sinh còn lại có 5 giây để giành quyền trả lời bằng cách bấm nút. Thí sinh giành được quyền trả lời có 3 giây để đưa ra đáp án và chỉ đáp án đầu tiên được ghi nhận. Đối với câu hỏi thực hành, thí sinh bấm nút sẽ có 20 giây (câu 20 điểm) hoặc 40 giây (câu 30 điểm) để thực hiện. Nếu trả lời đúng hoặc thực hành đúng yêu cầu sẽ giành được điểm câu hỏi đó từ thí sinh đang tham gia, trả lời sai hoặc thực hành chưa đúng yêu cầu sẽ bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi.
Thí sinh có quyền sử dụng ngôi sao hy vọng cho một câu hỏi bất kỳ trước khi biết nội dung câu hỏi. Trả lời đúng hoặc thực hành đúng yêu cầu được nhân đôi số điểm của câu hỏi, trong khi trả lời sai hoặc thực hành sai yêu cầu sẽ bị trừ điểm tương ứng. Lúc này, ba thí sinh còn lại cũng bấm chuông trả lời thêm như bình thường nhưng chỉ lấy điểm từ chương trình.
Điểm tối đa của vòng thi là 390 điểm, nếu trả lời đúng 3 câu 30 điểm, một trong ba câu có ngôi sao hy vọng và giành quyền trả lời đúng tất cả các câu hỏi 30 điểm của cả 3 thí sinh còn lại.
Tổng điểm tối đa trong suốt chương trình là 800 điểm (nếu trả lời đúng tất cả các câu hỏi trong suốt cuộc chơi).
Mỗi thí sinh có 15 giây để bấm chuông giành quyền trả lời các câu hỏi. Thí sinh trả lời đúng sẽ ngay lập tức giành chiến thắng. Nếu cả hai thí sinh (hoặc hai trên ba thí sinh) trả lời sai, các thí sinh sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo để phân thắng bại. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được người thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra người thắng cuộc.
Vòng thi này xảy ra trong các trường hợp sau:
Phần này chỉ áp dụng trong trận chung kết năm kể từ năm thứ 6 và luật chơi thay đổi ở mỗi năm. Từ chung kết năm thứ 23, có 3 câu hỏi do các thành viên trong ban cố vấn hoặc khách mời đưa ra. Các điểm cầu sẽ có 15 giây suy nghĩ và sau đó đưa ra câu trả lời bằng cách viết đáp án lên bảng. Sau vòng thi, điểm cầu đạt giải nhất, nhì, ba sẽ nhận được phần quà trị giá tương ứng 10 triệu, 5 triệu và 3 triệu đồng. Tất cả giải thưởng đều đến từ nhà tài trợ THACO.
Ngoài ra, kể từ năm thứ 8, trường Đại học Kỹ thuật Swinburne, Úc (năm thứ 24 là trường Đại học Greenwich, Anh[5]) còn trao tặng cho các thí sinh nhất, nhì, ba các suất học bổng lần lượt là toàn phần, 50% và 25% học phí nếu quyết định theo học tại trường. Giải thưởng cho các thí sinh của trận Chung kết là tiền thưởng và suất học bổng tương ứng. Trong năm thứ 23, các suất học bổng cho thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba ở trận chung kết lần lượt là toàn phần, 50% và 30% học phí. Ngoài ra, cũng trong năm thứ 23, Đại học Kỹ thuật Swinburne đã trao tặng suất học bổng trị giá 50% học phí cho thí sinh nữ có thành tích tốt nhất[6].
Từ năm thứ 17, vì chỉ có học sinh lớp 11 được tham dự chương trình nên quán quân sau khi vô địch phải hoàn thành chương trình lớp 12 và đủ điều kiện tốt nghiệp THPT trước khi đi du học.
Ngoài ra, chương trình còn được tiếp sóng trên các kênh truyền hình địa phương nơi có thí sinh tham dự Chung kết năm.
(Ngoại trừ chung kết năm (trên VTV3 từ 2000 - 2020), thời điểm phát sóng các chương trình dịp Tết Nguyên đán và tường thuật trực tiếp các sự kiện thể thao (UEFA Euro, FIFA World Cup, Olympic (trước 2012),... và các sự kiện thể thao từ 2000 đến 2014) và một số sự kiện khác)
Trong 9 năm đầu tiên và các năm thứ 13 - 14, giữa các năm Olympia có một khoảng thời gian tạm nghỉ để chuyển tiếp sang năm phát sóng tiếp theo, thường dành cho mục đích thay đổi, nâng cấp luật chơi, làm mới thiết kế sân khấu. Kể từ sau trận chung kết năm thứ 10, Olympia được ghi hình và phát sóng liên tục theo tuần; trận đầu tiên của mùa mới được phát sóng 1 tuần ngay sau trận chung kết của mùa trước (ngoại trừ năm thứ 21 khi trận chung kết của năm đó được tổ chức sau khi đã phát sóng 7 số đầu của năm thứ 22). Trong quá trình diễn ra các mùa thi của Đường lên đỉnh Olympia, có một số lần chương trình phải tạm ngừng hoặc thay đổi việc ghi hình và phát sóng theo kế hoạch, phần lớn là do trùng vào thời điểm diễn ra các sự kiện đặc biệt. Các chương trình bị hoãn đã được phát sóng trở lại vào tuần kế tiếp. Cụ thể:
Năm thứ 2 là lần đầu tiên một trận chung kết năm được lùi đến thời điểm mới, vào ngày 29 tháng 4 năm 2001, do trùng với thời điểm ghi hình một số chương trình của VTV tại trường quay S9 (nay là trường quay S14).
Trong năm thứ 20 và năm thứ 21, Đường lên đỉnh Olympia đã nhiều lần phải thay đổi kế hoạch ghi hình các trận thi do ảnh hưởng của dịch COVID-19 tại Việt Nam. Trong năm thứ 20, 9 trận đầu của Quý 3 đã được lùi thời điểm ghi hình sang các ngày 2, 3, 4, 5 và 6 tháng 3 năm 2020. Sau khi Chính phủ ban hành chỉ thị số 16 về giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19 vào ngày 31 tháng 3 năm 2020, chương trình đã hoãn ghi hình 4 trận còn lại của Quý 3 và toàn bộ 13 trận của Quý 4, sau đó đã được diễn ra vào các ngày 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 tháng 5; ngày 4, 5, 6, 7, 8 và 10 tháng 7 năm 2020. Ngày ghi hình trận Tháng 2 - Quý 4 đồng thời cũng là ngày diễn ra vòng trải nghiệm số 3 của cuộc thi tuyển chọn người dẫn chương trình Đường tới cầu vồng 2020.
Khi đại dịch COVID-19 bùng phát trở lại tại Việt Nam vào cuối tháng 4 năm 2021, ê-kíp Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21 đã tổ chức ghi hình 4 trận cuối của Quý 3 và 5 trận đầu của Quý 4 từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 4 tháng 5 năm 2021 trong điều kiện phòng chống dịch tại trường quay. Sau khi chính quyền Hà Nội ra công điện số 17 về việc giãn cách xã hội toàn thành phố theo chỉ thị số 16 của Chính phủ vào ngày 23 tháng 7 năm 2021, chương trình tiếp tục lùi thời điểm ghi hình trận thi còn lại của Quý 4 sang ngày 11 tháng 9 năm 2021. Trước đó, 7 trận thi áp chót của Quý 4 đã được ghi hình từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 7 năm 2021 trong điều kiện không có khán giả. Điều này cũng đã được thực hiện ở 5 số còn lại của Quý 2 và trận thi đầu của Quý 3 vào các ngày 2, 3, 22, 23, 24 tháng 2 năm 2021.
Năm thứ 21 cũng chứng kiến lần thứ hai trận chung kết năm được lùi đến thời điểm mới, vào ngày 14 tháng 11 năm 2021. Thay vào đó, chương trình đã ghi hình 18 số đầu tiên của năm thứ 22 vào các ngày 22, 23, 24, 25 tháng 9; 14, 15, 16, 17, 18, 20 tháng 10; 8, 9, 10, 11 tháng 11 năm 2021 và đã phát sóng 7 số đầu tiên của năm thứ 22 trước trận chung kết năm thứ 21. Sau đó, 8 số cuối của Quý 2 và 12 số đầu của Quý 3 năm thứ 22 đã được ghi hình vào các ngày 10, 11, 12 tháng 1; 21, 22, 23, 25 tháng 2; 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31 tháng 3 năm 2022. Riêng 5 số đầu của Quý 1, 13 số của Quý 2 và 12 số đầu của Quý 3 được ghi hình trong điều kiện không có khán giả.
Dưới đây là tất cả những người dẫn chương trình của Đường lên đỉnh Olympia. Các MC của chương trình thường dẫn theo cặp (1 nam, 1 nữ) hoặc 1 người dẫn chính (thường là MC nữ), 1 người phụ dẫn là nam (phụ dẫn có thể trở thành dẫn chính trong trường hợp dẫn chính không có mặt). Đối với người dẫn chương trình trong trận chung kết năm, xem đề mục tương ứng trong bài viết về chung kết năm.
Phần thi này được chia thành 2 lượt: lượt riêng và lượt chung.
Trong lượt riêng, mỗi thí sinh trả lời 6 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 3 giây tính từ lúc người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không bị trừ điểm.
Trong lượt chung, các thí sinh trả lời 12 câu hỏi. 1 trong 4 thí sinh sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh.
Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 3 giây tính từ lúc thí sinh giành được quyền trả lời. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai hoặc bấm chuông mà không có câu trả lời sau 3 giây bị trừ 5 điểm.
Thí sinh có thể bấm chuông trong khi người dẫn chương trình đang đọc câu hỏi. Sau 3 giây tính từ thời điểm người dẫn chương trình đọc xong câu hỏi, nếu không có thí sinh nào giành quyền trả lời, câu hỏi đó sẽ bị bỏ qua.
Có 3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:
Thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục trước thời điểm người dẫn chương trình công bố đáp án và đáp án cuối cùng sẽ được ghi nhận. Nếu không thay đổi, chương trình sẽ ghi nhận đáp án đầu tiên.
Có 4 từ hàng ngang, cũng chính là 4 gợi ý liên quan đến Chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm.
Có 1 hình ảnh với 5 miếng ghép. 4 miếng ghép tương ứng với 4 từ hàng ngang ở 4 góc và được đánh số cố định, 1 miếng ghép ở ô trung tâm và cũng là gợi ý cuối cùng.
Mỗi thí sinh có tối đa 1 lượt lựa chọn để chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này, bắt đầu từ thí sinh ở vị trí số 1. Các thí sinh trả lời bằng máy tính. Thời gian suy nghĩ cho mỗi từ hàng ngang là 15 giây. Trả lời đúng được 10 điểm.
Nếu 1 thí sinh trước khi lựa chọn từ hàng ngang mà bấm chuông trả lời Chướng ngại vật và bị loại, thí sinh ở vị trí tiếp theo sẽ được lựa chọn từ hàng ngang. Trong trường hợp này, đối với các thí sinh chưa bị loại, nếu thí sinh ở vị trí cuối cùng hoàn thành lượt lựa chọn từ hàng ngang mà vẫn còn từ hàng ngang chưa được lựa chọn, lượt lựa chọn sẽ quay trở lại với thí sinh ở vị trí số 1.
Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng và có cùng tổng số chữ cái với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.
Sau khi trả lời đúng từ hàng ngang, miếng ghép tương ứng với số thứ tự của từ hàng ngang đó sẽ được mở ra. Nếu không trả lời được từ hàng ngang, miếng ghép tương ứng với số thứ tự của từ hàng ngang đó sẽ không được mở ra.
Thí sinh có thể bấm chuông trả lời Chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng Chướng ngại vật trong 1 từ hàng ngang đầu tiên được 60 điểm, trong 2 từ hàng ngang được 50 điểm, trong 3 từ hàng ngang được 40 điểm, trong 4 từ hàng ngang được 30 điểm.
Sau khi cả 4 từ hàng ngang đã được mở ra mà không có thí sinh nào trả lời Chướng ngại vật, câu hỏi trong gợi ý cuối cùng sẽ được đưa ra ở ô trung tâm của hình ảnh. Trả lời đúng câu hỏi ở ô trung tâm được 20 điểm, trả lời sai thì ô trung tâm sẽ không được mở ra. Các thí sinh sẽ có 15 giây suy nghĩ để đưa ra Chướng ngại vật. Trả lời đúng Chướng ngại vật sau gợi ý cuối cùng ở ô trung tâm chỉ được 20 điểm.
Nếu trả lời sai Chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần thi này.
Có 4 câu hỏi với thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi lần lượt là 10, 20, 30 và 40 giây.
Các thí sinh trả lời bằng máy tính. Trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm. Trả lời đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.
Câu trả lời mà thí sinh đưa ra yêu cầu phải đúng chính tả. Nếu có bất kỳ sai sót về kí tự, dấu câu, ngữ pháp, câu trả lời của thí sinh đó sẽ không được công nhận. Đôi khi câu trả lời có ý nghĩa tương đồng với đáp án của chương trình cũng được chấp nhận.
Có 4 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:
Trong trường hợp có nhiều thí sinh cùng trả lời đúng trong cùng một khoảng thời gian, những thí sinh đó cùng nhận được một mức điểm tùy theo mức độ trả lời nhanh câu hỏi đó.
Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 20 điểm là 15 giây, câu hỏi 30 điểm là 20 giây.
Thí sinh có điểm số cao nhất sau phần thi Tăng tốc sẽ bắt đầu trước và sau đó là thí sinh có điểm số cao nhất trong các thí sinh còn lại. Nếu các thí sinh có cùng điểm số, thí sinh sẽ bắt đầu từ vị trí đứng thấp nhất.
Mỗi thí sinh có một lượt lựa chọn 3 câu hỏi 20, 30 điểm để tạo thành một gói điểm của mình. Thí sinh nếu trả lời đúng ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh trong 5 giây. Thí sinh trả lời đúng sẽ giành được điểm từ thí sinh trả lời sai, thí sinh bấm chuông mà trả lời sai sẽ bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi.
Trong câu hỏi thực hành, chương trình sẽ giới thiệu các dụng cụ liên quan đến câu hỏi thực hành đưa ra cho thí sinh. Đối với câu hỏi 20 điểm, thời gian suy nghĩ là 15 giây và thời gian thực hành là 30 giây. Đối với câu hỏi 30 điểm, thời gian suy nghĩ là 20 giây và thời gian thực hành là 60 giây. Thí sinh nếu trả lời đúng hoặc thực hành đạt yêu cầu sẽ ghi được điểm của câu hỏi đó, nếu trả lời sai hoặc thực hành không đạt yêu cầu thì 1 trong 3 thí sinh còn lại sẽ giành quyền trả lời bằng cách bấm chuông nhanh trong 5 giây. Đối với câu hỏi 20 điểm, thời gian thực hành là 20 giây. Đối với câu hỏi 30 điểm, thời gian thực hành là 40 giây. Thí sinh trả lời đúng hoặc thực hành đạt yêu cầu sẽ giành được điểm từ thí sinh trả lời sai, thí sinh bấm chuông mà trả lời sai hoặc thực hành không đạt yêu cầu sẽ bị trừ một nửa số điểm của câu hỏi.
Mỗi thí sinh được đặt ngôi sao hy vọng 1 lần. Trả lời đúng câu hỏi có ngôi sao hy vọng được gấp đôi số điểm của câu hỏi đó. Trả lời sai sẽ bị trừ đi số điểm của câu hỏi, kể cả các thí sinh còn lại có giành quyền trả lời hay không. Thí sinh phải đặt ngôi sao hy vọng trước khi câu hỏi được đọc lên bởi người dẫn chương trình hoặc hiện lên trên màn hình.
Thứ tự tham gia phần thi của các thí sinh như sau:
Với thí sinh tham gia phần thi Về đích, trong khoảng thời gian quy định, thí sinh có thể thay đổi đáp án liên tục. Chương trình sẽ ghi nhận đáp án cuối cùng của thí sinh sau khi hết giờ. Với thí sinh giành quyền trả lời, chương trình sẽ chỉ ghi nhận đáp án đầu tiên của thí sinh đó.
Sau phần thi Về đích, các thí sinh có cùng số điểm sẽ bước vào phần thi Câu hỏi phụ. Các thí sinh trả lời 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ cho mỗi câu hỏi là 15 giây. Thí sinh bấm chuông nhanh nhất trả lời đúng sẽ là thí sinh có số điểm cao nhất bằng với số điểm của thí sinh còn lại. Nếu trả lời sai, các thí sinh sẽ bước sang câu hỏi tiếp theo. Sau 3 câu hỏi, nếu không tìm được thí sinh thắng cuộc, các thí sinh sẽ phải bốc thăm để chọn ra thí sinh thắng cuộc.
Trong một câu hỏi, nếu có thí sinh bấm chuông trả lời trước khi có hiệu lệnh của người dẫn chương trình, thí sinh đó sẽ bị mất quyền trả lời câu hỏi.
Mở đầu đoạn băng là hình ảnh một bé gái đang đi tung tăng trong một con ngõ nhỏ. Đó là em Nguyễn Ngọc Minh, cô bé học sinh lớp 4, vừa đạt giải nhì viết về tấm gương "Người tốt việc tốt" của huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên. Bài viết lấy cảm hứng từ câu chuyện đặc biệt của Lê Hồ Bích Thi, học sinh lớp 11A2, trường THPT Lê Hồng Phong.
Theo như em Thi và ông Lê Khắc Toàn, bố của em Thi, kể lại, em Thi được chẩn đoán bị mắc bệnh ung thư, u nang buồng trứng ác tính vào năm 2021. Con đường đưa em Thi lên thành phố gặp nhiều khó khăn. Một số bạn bè cũng đã giúp đỡ, động viên hai cha con và điều trị cho em Thi trong suốt 3 năm. Ở thời điểm hiện tại, sức khỏe của Thi đã có tiến triển hơn. Thi cũng xúc động kể lại rằng trong tương lai, Thi hy vọng sẽ khỏe mạnh và muốn đền đáp công ơn của ba. Nhìn thấy ba rất khổ, mong ước được đến trường của Thi rất lớn và không muốn phải nghỉ học chỉ vì bị bệnh.
Em Thi kể lại rằng khi Thi có hoàn cảnh khó khăn, đã có rất nhiều mạnh thường quân giúp đỡ, tiếp thêm động lực để gia đình Thi vượt qua khó khăn. Thi cũng mong muốn nếu có thể thì sẽ giúp ích cho nhiều người cũng khó khăn, đặc biệt là những bệnh nhi tại bệnh viện mà Thi đang điều trị.
Viết tiếp ước mơ và giúp đỡ phần nào cuộc sống của các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên cố gắng học tập tốt tại tỉnh Phú Yên, chương trình và Công ty Cổ phần tập đoàn Trường Hải đã trao tặng cho các em 10 suất học bổng Olympia THACO, mỗi suất trị giá 10 triệu đồng.
Em Lê Thị Ánh Mai bày tỏ rằng Mai muốn sử dụng phần học bổng để dẫn bố ra bệnh viện khám. Em Trần Hữu Quốc Hà muốn đăng ký một lớp học thêm môn Toán. Em K Pă Hờ Phi muốn gửi cho ba mẹ để ba mẹ có tiền gửi cho anh hai học đại học. Em Lê Thị Kim Linh muốn dành số tiền học bổng này để năm sau Linh học đại học.