Thị Trường Lao Động Gồm Những Gì

Thị Trường Lao Động Gồm Những Gì

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Thị trường lao động là sự trao đổi hàng hóa sức lao động giữa một bên là những người sở hữu sức lao động và một bên là những người cần thuê sức lao động đó.

Phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động thuộc thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức việc phân tích, dự báo và phổ biến thông tin thị trường lao động trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Có nhiều phân lớp khác nhau tạo nên sự đa dạng của thị trường lao động

Khi nhắc đến thị trường lao động, chúng ta không chỉ nhắc đến thị trường lao động chung, người ta còn nhắc đến các phân lớp khác như thị trường lao động theo vị trí địa lý hay thị trường lao động theo trình độ kỹ năng.

Các ranh giới thị trường lao động được tạo ra dựa trên những đặc điểm cung – cầu về lao động khác nhau của mỗi vùng miền và khu vực. Bởi thực chất, ngay cả trong một quốc gia, mức độ cung – cầu giữa mỗi vùng miền cũng là khác nhau.

Bên cạnh đó, mỗi chuyên ngành, mỗi ngành nghề sẽ đòi hỏi những trình độ chuyên môn, kỹ năng khác nhau. Do đó, cũng có sự khác biệt nhất định, từ đó tạo ra những ranh giới. Chính vì thế, thị trường lao động có sự đa dạng riêng.

Tạo ra sự công bằng và cơ hội

Một thị trường lao động hoạt động hiệu quả có thể tạo ra cơ hội công bằng cho mọi người dựa trên khả năng và nỗ lực của họ, không phụ thuộc vào các yếu tố không công bằng như đẳng cấp xã hội hoặc quan hệ cá nhân.

Tóm lại, thị trường lao động không chỉ là một hệ thống phân phối việc làm và thu nhập, mà còn là một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển và ổn định của một quốc gia.

Giảm đóng góp tệ nạn xã hội

Có thị trường lao động, người dân sẽ có được việc làm và cơ hội để làm. Điều này sẽ góp phần giảm đi những cơ hội phát sinh các tệ nạn xã hội xuất phát từ thất nghiệp.

Khi mọi người có cơ hội làm việc và kiếm thu nhập hợp lý từ thị trường lao động, tỷ lệ thất nghiệp và tệ nạn xã hội như tội phạm, nghèo đói thường giảm đi. Điều này là vô cùng ý nghĩa vì nó cũng ảnh hưởng tới trật tự và an sinh xã hội.

Xem thêm: THƯƠNG HIỆU TUYỂN DỤNG LÀ GÌ? CÁC BƯỚC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG

Hàng hóa sức lao động có tính không đồng nhất

Một đặc trưng tiếp theo của thị trường lao động là sự không đồng nhất. Chúng ta có thể thấy rằng các loại hàng hóa hay dịch vụ, đặc biệt là các loại hàng công nghiệp sẽ thường có sự chuẩn hóa, có sự đồng nhất cả về chất lượng và mẫu mã. Ngược lại, những hàng hóa sức lao động thì lại không có sự đồng nhất.

Mỗi cá nhân, mỗi người lao động đều có những đặc điểm khác nhau như tuổi tác, giới tính, khả năng làm việc, thể lực, mục tiêu làm việc,…. và tất cả những yếu tố, đặc điểm đó đều có sự ảnh hưởng nhất định đến năng suất làm việc và hiệu suất lao động.

Không chỉ có vậy, giữa những người lao động còn có sự khác biệt về văn hóa, trình độ học vấn, số năm kinh nghiệm. Mỗi một người lao động sẽ là sự tổng hợp những năng lực vốn có, sức lao động tự nhiên, kỹ năng cá nhân thông qua sự rèn luyện và học tập.Yếu tố kỹ năng thường được gọi là vốn nhân lực của từng người. Và chính những điều này tạo ra sự không đồng nhất của hàng hóa sức lao động.

Giá cả được quyết định bởi cung và cầu

Trên thị trường lao động, giá cả của sức lao động được quyết định bởi quy luật cung – cầu lao động, và nó được biểu hiện rõ qua sự thỏa thuận giữ các bên bao gồm người lao động và người sử dụng lao động. Nó được thể hiện qua hình thái là tiền lương và tiền công.

Trong trường hợp cầu lao động nhỏ hơn cung lao động, giá cả của sức lao động sẽ giảm vfa sẽ ở mức thấp. Và ngược lại, trong trường hợp cung lao động nhỏ hơn cầu lao động, đặc biệt là đối với những người lao động có năng lực cao thì mức giá cả cho sức lao động sẽ cao hơn.

Giá cả trên thị trường lao động sẽ phụ thuộc vào cung cầu lao động

Xem thêm:  CÁC BƯỚC XÂY DỰNG HÀNH TRÌNH TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG HIỆU QUẢ NHẤT

Yếu tố tăng trưởng kinh tế Quốc gia

Một thị trường lao động phát triển với nguồn nhân lực dồi dào, hứa hẹn đáp ứng đủ số lượng nhân lực cho các công việc sản xuất kinh doanh sẽ là điều thu hút các nhà đầu tư. Vì lao động là yếu tố quan trọng, có thể ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh.

Chính vì vậy, khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định thâm nhập bất cứ thị trường nào, họ đều quan tâm đến thị trường lao động tại quốc gia đó. Nếu Quốc gia sở hữu thị trường lao động đảm bảo cả về chất lượng và số lượng, điều này có thể giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham gia thị trường.

Từ đó, không chỉ tạo ra công ăn việc làm cho những người lao động, mà còn đem lại lợi nhuận cho Đất Nước, tạo ra nguồn động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Đất Nước.

Thị trường lao động là nơi tạo ra việc làm

Người lao động cần có việc làm để có thể tạo ra thu nhập và trang trải cuộc sống. Và khi họ tham gia thị trường lao động chính là việc họ đi tìm việc làm.

Thị trường lao động cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động, giúp họ có thu nhập để duy trì cuộc sống và phát triển bản thân. Từ đó, tạo ra động lực để phát triển đất nước.

Cơ hội và thách thức về xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam

Những cơ hội và thách thức của thị trường lao động Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, thị trường lao động tại Việt Nam đang có nhiều cơ hội để phát triển. Điển hình là việc Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, trong đó, các quy định liên quan đến lao động nhằm xây dựng một sân chơi bình đẳng trên quy mô toàn cầu.

Dựa vào điều đó, đây là cơ hội tốt để Việt Nam sửa đổi các điều lệ pháp luật lao động cũng như các thể chế lao động để thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn.

Không chỉ vậy, các FTA còn có những yêu cầu liên quan đến thể chế hỗ trợ quan hệ lao động, và các điều kiện và cam kết mà thông qua đó, thị trường lao động tại Việt Nam có cơ hội “đàn hồi” tốt hơn trước những biến động của thị trường.

Bên cạnh đó, hiện nay thị trường lao động Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội khi chính trị xã hội được đánh giá là ổn định và cởi mở hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Điều này đã thu hút rất nhiều vốn đầu tư và các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó có nguồn việc làm dồi dào.

Nguồn nhân lực tại Việt Nam cũng đang ngày càng được nâng cao hơn về mặt chuyên môn cũng như năng lực làm việc. Đặc biệt đối với những người lao động tri thức. Nguồn lao động tri thức đang ngày càng đông đảo và chất lượng hơn.

Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội sẽ luôn có những thách thức. Việc đẩy mạnh phát triển thị trường lao động để phù hợp với điều kiện quốc tế sẽ là những khó khăn trong việc thay đổi chính sách cũng như hệ thống pháp luật.

Cơ cấu pháp luật hiện chưa đủ linh hoạt để thích ứng với việc triển khai một phương pháp mới, cộng với việc các bên liên quan chưa hoàn toàn hiểu biết về các quy định này. Thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện các cuộc đối thoại và thương lượng cũng đóng vai trò quan trọng, tạo ra những trở ngại đối với hoạt động của thị trường lao động, gây ra sự không đồng nhất so với kỳ vọng.

Bên cạnh đó, thế giới cũng đang đổi thay nhanh chóng cùng với những sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư. Các yếu tố mới liên tục xuất hiện tác động đến thị trường lao động cũng như cách thị trường lao động vận hành.

Máy móc công nghệ, robot, trí tuệ nhân tạo lần lượt xuất hiện và nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí thay thế người lao động. Điều đó đặt ra thách thức về việc đào tạo tay nghề, cũng như kỹ năng chuyên môn của người lao động.

Việc thế giới biến đổi nhanh chóng khiến cho chúng ta không kịp định hình về thiên hướng phát triển của thị trường nói chung và thị trường lao động nói riêng. Bởi vậy, rất khó để có một định hướng chính xác nhằm mục đích nâng cao thị trường lao động cũng như bắt nhịp được với thế giới.