Trong thời đại xu thế phát triển, xã hội ngày càng hội nhập, việc sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng dần phổ biến hơn, nhất là khi bạn làm trong các lĩnh vực có tiếp xúc với khách hàng nhiều. Muốn thị trường sản phẩm của mình mở rộng thì dĩ nhiên bạn sẽ cần phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Vậy nên, trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu các tên gọi của nhân viên kinh doanh, tư vấn viên, marketing và chăm sóc khách hàng trong tiếng Anh là gì cũng như tìm hiểu những từ tiếng Anh bạn sẽ thường cần dùng trong công việc của mình để bạn có thể tham khảo nhé!
Trong thời đại xu thế phát triển, xã hội ngày càng hội nhập, việc sử dụng tiếng Anh trong công việc cũng dần phổ biến hơn, nhất là khi bạn làm trong các lĩnh vực có tiếp xúc với khách hàng nhiều. Muốn thị trường sản phẩm của mình mở rộng thì dĩ nhiên bạn sẽ cần phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng không chỉ trong nước mà còn nước ngoài. Vậy nên, trong bài viết hôm nay mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu các tên gọi của nhân viên kinh doanh, tư vấn viên, marketing và chăm sóc khách hàng trong tiếng Anh là gì cũng như tìm hiểu những từ tiếng Anh bạn sẽ thường cần dùng trong công việc của mình để bạn có thể tham khảo nhé!
Nhân viên tư vấn hay còn gọi là chuyên viên tư vấn trong tiếng Anh có nghĩa là Consultant.
Nhân viên tư vấn là mảng bộ phận mà công ty ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần có. Họ là những người am hiểu sản phẩm và họ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, phù hợp nhất cho từng đối tượng khách hàng.
Không chỉ có tên gọi chung, nhân viên tư vấn thuộc ngành nghề khác nhau cũng có những cách gọi khác nhau như:
Admissions Counselor: Nhân viên tư vấn du học hay còn gọi là người tư vấn tuyển sinh
Educational Consultant: Nhân viên tư vấn giáo dục
Financial Consultant: Chuyên viên tư vấn tài chính
Insurance Consultant: Nhân viên tư vấn bảo hiểm
Sales Consultant:Tư vấn viên bán hàng
Ở mỗi ngành khác nhau, nhân viên tư vấn sẽ cần trang bị cho mình một lượng từ chuyên ngành nhất định bằng tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực đó để không chỉ tư vấn cho khách hàng trong nước mà còn là khách hàng nước ngoài.
Academic record: thành tích khoa học
Academic transcript, grading schedule, results certificate: bảng điểm
Accredited accreditation: kiểm định chất lượng
Financial crisis: khủng hoảng tài chính
Personal finances: tài chính cá nhân
Field hospital: Bệnh viện dã chiến
Cottage hospital: Bệnh viện tuyến dưới, Bệnh viện huyện
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà nhân viên chăm sóc khách hàng cần có. Bởi đây là bộ phận thường xuyên tương tác với khách hàng nên cần giao tiếp một cách rõ ràng, ngắn gọn và hiệu quả để khách hàng có thể hiểu, ấn tượng và hài lòng hơn với dịch vụ của doanh nghiệp.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng cao, đối thủ nhập ngành tăng chóng mặt, kỹ năng thuyết phục khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Để thành công trong việc này, nhân viên cần xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thể hiện rõ rằng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất.
Kỹ năng lắng nghe giúp nhân viên chăm sóc khách hàng hiểu rõ được nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Bằng cách lắng nghe chân thành, nhân viên có thể thu thập thông tin quan trọng để đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng, nỗi niềm khó giãi bày của khách hàng và tạo ra trải nghiệm tốt hơn.
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp nhân viên chăm sóc khách hàng xác định và hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Kỹ năng này giúp nhân viên chăm sóc khách hàng trình bày các giải pháp một cách rõ ràng, logic, thuyết phục, tạo lòng tin và ấn tượng sâu sắc trong tâm trí khách hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng thường phải đối mặt với nhiều yêu cầu và công việc khác nhau trong một ngày làm việc. Kỹ năng quản lý thời gian giúp họ tổ chức công việc một cách hiệu quả, ưu tiên nhiệm vụ quan trọng và hoàn thành chúng theo thời hạn. Điều này giúp tăng hiệu suất làm việc cũng như đạt được kết quả tốt hơn.
Công việc chăm sóc khách hàng có thể mang đến nhiều áp lực và stress. Kỹ năng quản lý thời gian cũng giúp nhân viên chăm sóc khách hàng sắp xếp công việc một cách hợp lý, tránh việc bị quá tải, đảm bảo có thời gian nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng. Giúp giảm căng thẳng, cải thiện sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân.
Nhân viên chăm sóc khách hàng thường phải đối mặt với các tình huống khó khăn, đặc biệt là khi khách hàng đang trải qua cảm giác không hài lòng hoặc phản đối về một vấn đề nào đó của doanh nghiệp. Kỹ năng chịu áp lực giúp nhân viên duy trì sự bình tĩnh, tập trung vào giải quyết vấn đề một cách khẩn trương mà không bị áp lực hay stress làm mất tập trung.
Trong chăm sóc khách hàng, quan trọng nhất là duy trì thái độ và cung cách hỗ trợ vui vẻ, hòa nhã, ngay cả khi đang đối mặt với tình huống khó xử. Bằng cách này, nhân viên cho thấy sự tận tâm trong việc giải quyết vấn đề của khách hàng. Thậm chí khi cuộc trò chuyện đang diễn ra theo hướng không thuận lợi, việc duy trì thái độ lịch sự sẽ giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng và ấn tượng với hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu hơn.
Thái độ kiên nhẫn giúp nhân viên chăm sóc khách hàng giữ được sự bình tĩnh và tập trung trong quá trình tương tác với khách hàng. Điều này cho phép họ lắng nghe, hiểu rõ vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp.
Một thái độ kiên nhẫn cũng giúp nhân viên chăm sóc khách hàng không bị xao lạc bởi các tình huống căng thẳng hay khó khăn. Họ có thể giữ được tinh thần tích cực và tiếp tục cung cấp sự hỗ trợ, giải quyết vấn đề cho khách hàng một cách chuyên nghiệp.
Tập trung giúp nhân viên chăm sóc khách hàng tránh sự xao lãng trong quá trình làm việc. Điều này đảm bảo rằng họ không bỏ sót bất kỳ yêu cầu nào từ khách hàng và đáp ứng đầy đủ, chính xác hơn. Thái độ tập trung cũng phản ánh sự tôn trọng và quan tâm đến khách hàng, giúp họ cảm thấy quan tâm, đặt lên hàng đầu khi nhân viên tập trung vào họ một cách chuyên sâu.
Đảm bảo rằng khách hàng luôn nhận được dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc tốt nhất từ doanh nghiệp là mục tiêu quan trọng trong công việc chăm sóc khách hàng. Để đạt được điều này, nhân viên cần thể hiện một thái độ chuyên nghiệp, linh hoạt ứng biến khi đối mặt với tình huống khó khăn.
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần phải hiểu rõ về sản phẩm/ dịch vụ mà công ty mình cung cấp. Bao gồm sự hiểu biết về tính năng, ưu điểm, cách sử dụng và phạm vi ứng dụng của sản phẩm. Kiến thức chi tiết giúp cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho khách hàng.
Nhân viên chăm sóc khách hàng cần hiểu về quy trình hoạt động và chính sách của công ty. Chẳng hạn như quy trình xử lý yêu cầu khách hàng, giải quyết khiếu nại, quy định về bảo mật thông tin khách hàng, các chính sách hỗ trợ,... Hiểu rõ về quy trình và chính sách giúp nhân viên chăm sóc khách hàng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng một cách đồng nhất, chuyên nghiệp.
Việc thành thạo một trong những ngôn ngữ phổ biến như Anh, Nhật, Trung,... mang lại lợi thế đáng kể khi xin việc trong môi trường đa quốc gia. Nó cũng mở ra cơ hội nhận mức lương cao hơn so với trung bình và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp trong môi trường quốc tế.
Sử dụng các nền tảng mạng xã hội và trò chuyện trực tuyến như Facebook, Instagram, Tiktok,... doanh nghiệp có thể tương tác và chăm sóc khách hàng thông qua các kênh này. Điều này cho phép khách hàng dễ dàng tiếp cận và nhận được hỗ trợ nhanh chóng.
Ngày nay, người tiêu dùng trên thị trường thường có nhu cầu tìm hiểu thông tin về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Hộp thoại live chat trên website đã trở thành một phương tiện chăm sóc khách hàng tuyệt vời mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Khi tích hợp chatbot, live chat (như Zalo chat, Messenger chat) trở thành một công cụ chăm sóc khách hàng toàn diện và hiệu quả. Điều này giúp tăng cường khả năng phục vụ khách hàng, giải đáp câu hỏi tự động và cung cấp hỗ trợ ngay lập tức.
Diễn đàn hay forum trực tuyến đang dần trở thành một phương tiện chăm sóc khách hàng lý tưởng, mang đến sự thú vị và mới mẻ cho khách hàng. Nó cung cấp không gian cho doanh nghiệp và khách hàng, cũng như khách hàng với khách hàng, để trao đổi về các sản phẩm, dịch vụ và nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
Với loại hình này, doanh nghiệp cũng có thể nhanh chóng cập nhật thông tin đa dạng về nhiều khía cạnh, tiếp cận với các nhóm khách hàng mới hoặc thực hiện các hoạt động PR một cách đơn giản và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần dựa trên lĩnh vực kinh doanh để lựa chọn diễn đàn phù hợp với quy mô và hoạt động của mình.