Xuất Khẩu Gạo Sang Đức

Xuất Khẩu Gạo Sang Đức

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.

Cửa hàng bán gạo ST25 ông Cua tại TPHCM

Để tìm và mua được gạo ST25 ông Cua chính hãng, khách hàng nên tới các cửa hàng được doanh nghiệp ông Cua ở Sóc Trăng cấp giấy phép xác nhận để mua đúng gạo ST25 chính gốc, cảm nhận được vị ngon từ gạo ST25 ông Cua.

CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC PHƯƠNG NAM (hay còn gọi là Gạo Phương Nam), địa chỉ phân phối các dòng sản phẩm gạo ST25 ông Cua chính hãng từ nhà máy DNTN Hồ Quang Trí. Giá gạo Phương Nam luôn được niêm yết mức giá rõ ràng và bình ổn, kể cả chi phí vận chuyển tăng cao hay dao động thị trường. Các sản phẩm có thông tin bao bì cẩn thận, hạn sử dụng mới, an toàn cho người tiêu dùng.

CHI NHÁNH GẠO ST25 (GẠO ÔNG CUA) CHÍNH HÃNG DNTN HỒ QUANG TRÍ TẠI TP.HCM

(Giao hàng Tận nơi – nhanh chóng – chuyên nghiệp)

Tận dụng tốt những ưu đãi của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), xuất khẩu gạo sang EU tăng rất mạnh cả về lượng, kim ngạch và giá xuất khẩu.

Giá gạo tăng nhờ “giấy thông hành” EVFTA

Xuất khẩu gạo sang EU trong 4 tháng đầu năm nay đạt trên 30.000 tấn, với kim ngạch 23 triệu USD. Trong quý I/2022, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 22.500 tấn gạo sang thị trường này, thu về gần 18 triệu USD, tăng gần 4 lần về lượng và tăng 4,3 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khối EU, Italy đã vươn lên dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu tăng 26 lần so với cùng kỳ. Một số thị trường chủ lực khác là Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Điển…

Trong khi giá xuất khẩu gạo bình quân của cả nước giảm 12,1% trong quý I/2022, xuống 470 USD/tấn, thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU lại ghi nhận mức tăng 9%, đạt 760 USD/tấn.

Với 27 nước thành viên, dân số hơn 500 triệu người, EU có nhu cầu nhập khẩu lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản (mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD) từ khắp nơi trên thế giới. Nông sản Việt hiện mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo mới chiếm hơn 1% thị phần.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU cao hơn mức trung bình ngành gạo là do chủng loại gạo xuất khẩu vào thị trường này chủ yếu là gạo thơm có giá trị cao. Dòng gạo thơm của Việt Nam được đánh giá là đang có thế mạnh để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU.

Thời gian qua, Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng nhu cầu lương thực vẫn tăng mạnh. Kể từ thời điểm Covid-19 bùng phát trên toàn cầu (tháng 3/2020) cho đến cuối năm 2021, giá lương thực nói chung và giá gạo nói riêng đã tăng mạnh (giá gạo tăng hơn 100 USD/tấn) và các quốc gia đều gia tăng lượng gạo nhập khẩu, nhằm đảm bảo an ninh lương thực.

Năm 2021, việc thực thi EVFTA đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU, với sản lượng đạt 60.000 tấn, trị giá 41 triệu USD, tăng gần 1% về lượng, nhưng tăng hơn 20% về kim ngạch so với năm 2020. Kể từ khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU đã tăng thêm 10 - 20 USD/tấn.

Dư địa lớn cho mở rộng thị phần

EVFTA đi vào thực thi từ tháng 8/2020 mở ra nhiều thuận lợi cho nông sản xuất khẩu sang thị trường 27 nước thành viên EU, trong đó có mặt hàng gạo. Bước đầu, việc khai thác hiệp định thương mại tự do với EU để đẩy mạnh xuất khẩu được đánh giá là tích cực, khả quan, nhưng thực tế, gạo Việt vẫn chưa tiến sâu vào hệ thống phân phối tại đây, mà chủ yếu qua các đầu mối nhập khẩu châu Á và người Việt tại EU.

Hiện thị phần gạo của Việt Nam tại EU còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,1% tổng lượng gạo ngoại khối nhập khẩu vào EU.

Số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, EU nhập khẩu 3 - 4 triệu tấn gạo mỗi năm. Năm 2021, EU nhập khẩu 3,6 triệu tấn gạo; trong đó 1,6 triệu tấn giao dịch nội khối và 2 triệu tấn nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU. Như vậy, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa để gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, bên cạnh thị trường truyền thống, doanh nghiệp đang đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU để tận dụng lợi thế từ EVFTA. Mặc dù lượng gạo xuất vào EU chưa lớn, nhưng giá bán duy trì ở mức cao, đạt khoảng 1.000 USD/tấn, nên đây vẫn là khu vực thị trường giá trị cao, rất tiềm năng cho doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, đạt chuẩn.

Trước thời điểm EVFTA có hiệu lực, gạo Việt xuất sang EU chịu thuế nhập khẩu khá cao. Bên cạnh đó, Việt Nam chưa được EU dành hạn ngạch thuế quan, nên rất khó cạnh tranh với gạo của các nước khác được phân bổ hạn ngạch thuế quan như Thái Lan, Mỹ, Australia, Ấn Độ, Pakistan và các nước kém phát triển được miễn thuế và không bị áp dụng hạn ngạch như Lào, Campuchia, Myanmar.

Nhưng theo cam kết của EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm, gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, giúp Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào thị trường này mỗi năm.

Với nhu cầu ổn định, đặc biệt đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới, EU sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU được dự báo tiếp tục tăng khá. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, nên đánh trúng thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu. Có lợi thế lớn trong việc tận dụng cơ hội EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo thơm sang EU là các doanh nghiệp có vùng nguyên liệu lớn, được canh tác theo tiêu chuẩn cao như Lộc Trời, Tân Long, Trung An…

Tập đoàn Tân Long vừa ký kết với tỉnh An Giang về phát triển vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao để xuất khẩu sang các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao, nhằm nâng được giá trị xuất khẩu.

“Doanh nghiệp ưu tiên canh tác quy mô lớn các giống lúa có giá trị cao như ST21, ST24, ST25 và các giống lúa khác của Viện Giống Đồng bằng sông Cửu Long theo xu hướng canh tác xanh, canh tác gạo hữu cơ và cận hữu cơ trên cánh đồng lúa - tôm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, từng bước hình thành thương hiệu gạo quốc gia”, ông Trương Sỹ Bá, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Long cho hay.

5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang Mỹ tăng trưởng 71,3%, mức tăng mạnh nhất trong các quốc gia nhập gạo Việt.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng gạo xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,52 triệu tấn và 1,72 tỷ USD, tương ứng tăng hơn 16% về khối lượng và gần 5% về giá trị. Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với gần 44% thị phần.

Hạt gạo của Việt Nam rất được ưa chuộng, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng Philippines. Thị trường này vẫn còn nhiều dự địa để các doanh nghiệp gạo nước ta tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu, duy trì vị thế số 1 xuất khẩu gạo vào Philippines.

Trên đà thuận lợi của năm vừa qua, từ đầu năm tới nay, xuất khẩu gạo nước ta tiếp tục tăng trưởng khả quan. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong quý I đạt hơn 2 triệu USD, tăng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nổi bật là thị trường Philippines, chẳng những sản lượng tăng, mà giá trị cũng tăng 41%, với giá bình quân đạt ngưỡng 642 USD/tấn.

"Gạo Việt Nam thứ nhất là đưa ra sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Philippines. Thứ hai, các thương nhân Việt Nam cũng đã có chuẩn bị đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị công nghệ cao. Và xay xát đó thì làm cho thị trường Philippines ưa chuộng", ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Phước Thành IV cho biết.

Thái Lan và Ấn Độ, 2 quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới chiếm tỉ trọng lớn thị phần nhập khẩu gạo của Philippines. Thế nhưng hiện tại, Ấn Độ đang trong tình trạng cấm xuất khẩu gạo để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong khi Thái Lan chỉ cạnh tranh ở phân khúc gạo cấp cao. Đây là cơ hội tốt để gạo Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường tiềm năng này.

Ông Nguyễn Phương Lam - Giám đốc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ cho biết: "Hiện nay chúng ta là nhà xuất khẩu lớn nhất vào Philippines với sản lượng hàng năm đạt gần 3 triệu tấn, đây là 1 thị trường quan trọng, chúng ta có thể điều tiết, điều phối dựa vào cung cầu cũng như chất lượng lúa gạo Việt Nam để chúng ta tăng giá trị và mang về kim ngạch cho quốc gia".

Gạo Việt Nam xuất khẩu vào Philippines năm nay sẽ vượt mức 4 triệu tấn. Việc chủ động thích ứng với phương thức mới của thị trường, vượt các rào cản xuất khẩu sẽ là giải pháp tốt nhất để doanh nghiệp giữ vững 80% thị phần tại thị trường nhập khẩu gạo lớn vùng Đông Nam Á.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Quý I, xuất khẩu gạo sang Nga tăng 2,6 lần so với cùng kỳ 2021 và là nhóm tăng mạnh nhất trong 23 mặt hàng xuất sang quốc gia này.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nga trong 3 tháng đầu năm đạt 543,8 triệu USD, giảm 29,11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, trong số 23 nhóm mặt hàng xuất sang nước này có khoảng 8 nhóm tăng trưởng mạnh. Trong đó, xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất, khoảng 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái và đạt giá trị 553.239 USD. Tiếp đến là cao su tăng 60,21% và đạt hơn 7,2 triệu USD. Các sản phẩm sắt thép, máy móc, thiết bị, cà phê... cũng tăng 4-40% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) thu hoạch lúa vụ Đông Xuân. Ảnh: Nguyệt Nhi

Xuất khẩu các sản phẩm này khả quan chủ yếu do sức tiêu thụ của quốc gia này tăng, cộng với việc ảnh hưởng của xung đột Nga - Ukraine khiến các nhà cung cấp khác gặp khó, hạn chế xuất khẩu.

Mặc dù vậy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết ảnh hưởng của cuộc xung đột và các chính sách trừng phạt của phương Tây đang khiến hoạt động xuất khẩu gặp khó hơn trong quý II.

Do đó, các nhà xuất khẩu sang Nga phải tính toán lại. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải bám sát hơn nữa các quy định, thông tin mới từ các ngân hàng của Nga, ít nhất là đảm bảo được các khoản thanh toán trong giao thương để tránh tình trạng khó thu được tiền hàng khi Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT.