– Địa chỉ trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương là: 16 ĐT351, Thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đây là nơi tiếp nhận giải quyết các vấn đề bảo hiểm xã hội của huyện An Dương.
– Địa chỉ trụ sở cơ quan Bảo hiểm xã hội tại huyện An Dương là: 16 ĐT351, Thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đây là nơi tiếp nhận giải quyết các vấn đề bảo hiểm xã hội của huyện An Dương.
Căn cứ Khoản 3 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế năm 2014 quy định như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;…”
Bạn cho biết bạn muốn đi mổ mắt trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương. Do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên chúng tôi xin tư vấn cho bạn theo 02 trường hợp sau:
– Nếu bạn được chỉ định điều trị nội trú thì bạn chỉ được hưởng 32% các chi phí trong danh mục.
– Nếu bạn không được chỉ định điều trị nội trú thì bạn không được BHYT chi trả mà sẽ phải tự thanh toán các chi phí đó.
Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: KCB ở Bệnh viện tuyến trung ương thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
Bảo hiểm xã hội huyện An Dương sẽ giải đáp hỗ trợ khách hàng các vấn đề như:
– Tư vấn các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến bảo hiểm xã hội như đối tượng tham gia bảo hiểm; mức đóng; thời gian đóng; quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động…..;
– Tư vấn các chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội như bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình, bảo hiểm thất nghiệp….;
– Tư vấn các thủ tục hành chính, đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính như: báo tăng giảm lao động; điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội; các thủ tục hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; thủ tục hưởng BHXH một lần….;
– Tư vấn về các vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, hỗ trợ khiếu nại các vấn đề liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Để hỗ trợ người dân tốt nhất trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, ngoài tư vấn liên quan đến BHXH chúng tôi còn tư vấn đa dạng mọi vấn đề pháp lý phát sinh trong đời sống hằng ngày. Do đó, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để mọi vướng mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội của bạn được giải quyết triệt để.
Giống như các cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện khác, bảo hiểm xã hội huyện An Dương có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
– Xây dựng trình Giám đốc BHXH Thành phố Hải Phòng các kế hoạch phát triển (dài hạn và ngắn hạn) cho BHXH, BHTN, BHYT; triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt;
– Phối hợp với các phòng, ban liên quan tham mưu cho Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện An Dương xây dựng và ban hành các kế hoạch, chính sách BHXH, BHYT, BHTN;
– Thực hiện các công tác thông tin, phổ biến chính sách pháp luật liên quan đến chế độ của BHXH, BHYT, BHTN;
– Thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh như:
+ Cấp, quản lý mã số BHXH; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ;quản lý, sử dụng phôi sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
+ Tổ chức thu hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho các tổ chức dịch vụ thu các khoản tiền bảo hiểm; Thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế các tình trạng tiêu cực trong bảo hiểm;
+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
+ Tổ chức các hoạt động giải đáp, tư vấn chính sách, chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội;
– Giải quyết các khiếu nại, kiến nghị, phản ánh về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;
– Thực hiện các hoạt động cải cách hành chính, số hóa giấy tờ tài liệu;
– Bảo hiểm xã hội huyện có quyền khởi kiện các vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích công cộng; có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…..
– Các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố Hải Phòng và theo quy định của pháp luật.
Hy vọng những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trên đây của bảo hiểm xã hội huyện An Dương, thành phố Hải Phòng phần nào đã giúp bạn có thể hiểu được thẩm quyền của cơ quan này trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến BHXH. Nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào cần chúng tôi hỗ trợ khi tham gia BHXH tại đây, liên hệ ngay tới hotline 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí từ chuyên viên.
Căn cứ Khoản 1 Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
“1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập và người quản lý điều hành hợp tác xã hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức.”
Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về mức đóng bảo hiểm y tế khi làm việc tại doanh nghiệp như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.”
Bảo hiểm xã hội huyện An Dương làm việc trong giờ hành chính nên khi muốn đến làm việc trực tiếp tại trụ sở thì mọi người cần chú ý đến giờ làm việc của cơ quan bảo hiểm. Thời gian làm việc của bảo hiểm xã hội huyện An Dương được quy định như sau:
– Buổi sáng: từ 8h – 12h; Buổi chiều: từ 14h -17h
– Thời gian làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần (trừ các ngày lễ, Tết).
Nếu không thể lên trực tiếp tại cơ quan BHXH huyện An Dương, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để chuyên viên tư vấn hỗ trợ bạn nhanh nhất!
“Điều 18. Mức đóng, trách nhiệm đóng BHYT của các đối tượng theo quy định tại Điều 13 Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Đối tượng tại Điểm 1.1, 1.2, Khoản 1 Điều 17: mức đóng hằng tháng bằng 4,5% mức tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Điều 6.”
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp là 4,5% tiền lương tháng của người lao động; trong đó người sử dụng lao động 1,5% còn người sử dụng lao động đóng 3%.
Tuy nhiên, mức tiền lương tính đóng bảo hiểm y tế cao nhất là 20 lần lương cơ sở (hiện nay lương cơ sở là 1.490.000 đồng), tương đương 29.800.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức đóng BHYT dành cho người nước ngoài làm việc ở Việt Nam
Để nhận được tư vấn về bảo hiểm xã hội, quý khách có thể tuân thủ theo các bước sau đây: 0225 3871 654
Bước 1: Quý khách sử dụng điện thoại cố định hoặc điện thoại di động và gọi đến số điện thoại
Bước 2: Sau khi kết nối với số điện thoại 0225 3871 654 quý khách sẽ nghe thấy lời chào từ Tổng đài và hãy tuân thủ theo hướng dẫn được cung cấp trong lời chào.
Bước 3: Quý khách sẽ được chuyển tiếp trực tiếp tới tư vấn viên và có thể đặt câu hỏi hoặc yêu cầu giải đáp các thắc mắc liên quan đến bảo hiểm xã hội.
Bước 4: Tư vấn viên của công ty sẽ hướng dẫn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan của quý khách.
Bước 5: Sau khi hoàn tất nội dung tư vấn, quý khách nên ghi nhớ số Tổng đài và lưu vào danh bạ điện thoại để tiện cho các lần tư vấn tiếp theo (nếu cần).
Tư vấn trực tiếp qua bộ phận một cửa theo địa chỉ: 16 ĐT351, thị trấn An Dương, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Theo quy định tại điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
– 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH được tính bằng 22% của mức tiền lương hàng tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, Việc tính mức hưởng BHXH một lần được thực hiện như người lao động không được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH, sau đó trừ đi số tiền nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo công thức sau:
– Mức hưởng = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ 2014)} x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
– Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH = (Số tháng đóng BHXH x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) / Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội;
– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.
Hiện nay, nếu muốn biết quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của mình để tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì các bạn có thể vào website của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, hoặc tải app VssID. Ngoài ra, để nhanh chóng nhất bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm 1900.6174 để các chuyên viên tại đây hỗ trợ bạn tra cứu.