Thị Trường Nhựa Đường

Thị Trường Nhựa Đường

Cơ quan chức năng khẳng định chưa phát hiện gạo nhựa ở Việt Nam

Cơ quan chức năng khẳng định chưa phát hiện gạo nhựa ở Việt Nam

Ngành nhựa Việt Nam tiếp cận công nghệ và nguyên vật liệu mới

Trong giai đoạn từ 2023 đến 2028, ngành công nghiệp nhựa tái chế của dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR 8,36%. Ngoài ra, ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt quy mô 409,9 nghìn tấn vào năm 2028.

Các nhà sản xuất của ngành nhựa Việt Nam đang nỗ lực tìm kiếm và áp dụng công nghệ tiên tiến cùng với các loại vật liệu mới nhằm bảo vệ môi trường. Các chiến lược đặt ra sẽ phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế tuần hoàn, tiến tới một nền sản xuất bền vững và thân thiện với môi trường.

Trước xu thế này, các công ty nhựa đang từng bước chuyển hướng vào đầu tư vào sản xuất bền vững. Cụ thể, Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân đã xây dựng nhà máy áp dụng công nghệ Bottle to Bottle. Chai nhựa đã sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.

Ngành nhựa Việt Nam có xu hướng tích cực trong nửa đầu năm 2024

Ngành nhựa Việt Nam đã chứng kiến một bước chuyển mình tích cực, phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp trong ngành nhựa

Xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo tăng trưởng mạnh mẽ

Theo Tổng cục Hải quan, hai tháng đầu năm, ngành nhựa Việt Nam đã xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo đạt 449.426 tấn và doanh thu 482 triệu USD, tăng 62,5% về lượng và 48,2% về giá trị. Các sản phẩm từ chất dẻo cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh, doanh thu là 905 triệu USD, tăng 33,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 1/2024, ba thị trường chính nhập khẩu chất dẻo của ngành nhựa nước ta là Indonesia, Trung Quốc và Ấn Độ. Cụ thể, xuất khẩu nguyên liệu chất dẻo sang Indonesia đạt 64.476 tấn, thu về 67,8 triệu USD. Trung Quốc nhập khẩu 43.591 tấn, giá trị đạt 36,6 triệu USD. Lượng nhập khẩu Ấn Độ đạt 19.134 tấn, thu về hơn 20,1 triệu USD.

Bài toán ô nhiễm nhựa và chính sách giảm thiểu sử dụng nhựa nguyên sinh

Theo các chuyên gia môi trường, cộng đồng doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung. Trách nhiệm của doanh nghiệp không chỉ tuân thủ luật pháp mà còn cần đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ để tối ưu hóa nguyên liệu sản xuất và giảm chất thải.

Theo số liệu thống kê, 3,2 triệu tấn là lượng nhựa ngành nhựa Việt Nam mỗi năm thải ra. Trong đó có hơn 30 tỷ túi ni lông, hơn 80% số túi này bị thải ra môi trường sau khi chỉ sử dụng một lần.

Các doanh nghiệp ngành nhựa đứng trước bài toán ô nhiễm nhựa

Ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh (Hiệp hội Nhựa Việt Nam) nhận xét: “Các doanh nghiệp thích sử dụng nhựa nguyên sinh làm nguyên liệu đầu vào bởi dễ sản xuất, còn sử dụng nhựa tái chế sẽ đòi hỏi phải thay đổi công nghệ cho phù hợp để thiết kế bao bì sản phẩm”.

Cụ thể, nguồn nhựa trong nước có nhiều tạp chất làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhựa tái chế. Nguồn cung cho sản xuất không ổn định khiến việc lập kế hoạch và mở rộng sản xuất khó khăn. Điều này tạo ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trong triển khai dự án tái chế.

Không chỉ liên quan đến sản xuất nhựa sinh học hay tái chế, việc quản lý chất thải cũng buộc doanh nghiệp phải đầu tư thêm. Doanh nghiệp tiếp tục rơi vào thế khó khăn, nhưng không bỏ qua trách nhiệm với môi trường.

Doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam tìm kiếm cơ hội trong thách thức

Trong bối cảnh ô nhiễm nhựa và chính sách mới về nhựa nguyên sinh, doanh nghiệp ngành nhựa của ngành nhựa Việt Nam đang tích cực tìm kiếm giải pháp và đầu tư vào công nghệ tái chế.

Tiềm năng thu hút nhà đầu tư quốc tế của ngành nhựa Việt Nam

Các sản phẩm nhựa thành phẩm của Việt Nam đã có mặt tại gần 160 quốc gia. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Nhật Bản, Mỹ, Đức,… Trong năm 2023, tổng giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa là 5,2 tỷ USD. Ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng năm 2024, con số này sẽ tăng khoảng 4%, tương đương 5,5 tỷ USD.

Về nguyên liệu nhựa của ngành nhựa Việt Nam, trong 5 tháng đầu năm 2024, lượng nhập khẩu nguyên liệu nhựa ước tính đạt 3,29 triệu tấn, trị giá 4,52 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này tăng 28% về khối lượng và 17,3% về giá trị.

Đến nay, ngành nhựa Việt Nam có khả năng sản xuất được các loại nguyên liệu như PVC, PP, PET, PS, PE với công suất gần 3 triệu tấn/năm. Nguồn nguyên liệu trong nước có thể đáp ứng 30% nhu cầu thị trường nội địa, 70% còn lại nhập khẩu từ các quốc gia khác.

Có thể nói, cơ hội lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam là những hiệp định thương mại như Hiệp định Thương mại tự do Việt – Liên minh Châu Âu (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP)… Ngành nhựa Việt Nam kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội xuất khẩu khi các hiệp định này có hiệu lực. Từ đó đưa ngành nhựa Việt Nam ra thị trường toàn cầu mạnh mẽ hơn.

VIRAC còn cung cấp hệ thống dữ liệu kinh tế Data Factory để phục vụ các cá nhân tra cứu dữ liệu thô. Data Factory VIRAC cung cấp dữ liệu của 456 mã ngành với thông tin: Số lượng doanh nghiệp; Số lượng lao động; Doanh thu thuần; Tài sản cố định; Vốn đầu tư cơ bản; Lợi nhuận trước thuế; Thuế và các khoản phải nộp của các ngành kinh tế.

Ngoài ra, thống kê nâng cao Data Factory VIRAC còn cung cấp dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ, tồn kho của 1910 sản phẩm theo từng quý, từng tỉnh thành và toàn quốc.

Để tìm hiểu cụ thể hơn về Data Factory VIRAC, vui lòng gửi thông tin tới Zalo Official Account hoặc quét mã QR bên dưới.

VIRAC được thành lập bởi đội ngũ nhân sự uy tín và có chuyên môn về thông tin, tài chính và nghiên cứu thị trường trong khu vực. VIRAC chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ liên quan đến:

Với 99% sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản – thị trường vốn được coi là khó tính bậc nhất thế giới, công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và nắm bắt xu hướng của thị trường để đưa ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế bền vững.

“Xanh” hóa để tăng lợi thế cạnh tranh

Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), cả nước có khoảng gần 4.000 doanh nghiệp hoạt động sản xuất ngành nhựa. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam đã và đang sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và thị trường xuất khẩu; trong đó, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới và có mặt ở nhiều thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản... Do đó, áp lực cạnh tranh là rất lớn.

Ông Nguyễn Mạnh Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên cho biết, xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế theo hướng tuần hoàn, kinh tế “xanh”. Việc sử dụng các nguyên liệu thân thiện với môi trường cũng là một xu hướng tất yếu trong sự phát triển của ngành Nhựa nói riêng và các ngành sản xuất nói chung.

Do đó, Công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên đã và đang đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm túi PE thân thiện với môi trường, góp phần vào công cuộc bảo vệ ngôi nhà chung của thế giới. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và đứng vững trên thị trường xuất khẩu nhựa hiện nay.

Được thành lập 1974, trải qua 50 năm hình thành, phát triển, công ty CP Nhựa Hưng Yên đã khẳng định được thương hiệu vững chắc trên thị trường nhựa xuất khẩu của Việt Nam. Mỗi tháng, công ty xuất khẩu khoảng 5000 tấn hàng, bao gồm túi siêu thị, túi rác, túi tự hủy, túi Fashion,… chiếm 45-50% tổng sản lượng nhựa xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Ở phía ngược lại, tại Nhật Bản, sản phẩm của công ty Nhựa Hưng Yên chiếm gần 12% tổng sản lượng nhựa nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Mạnh Tùng, khoảng 8 năm trở lại đây, Nhựa Hưng Yên bắt đầu nghiên cứu, cho ra đời các sản phẩm nhựa PE từ nguyên liệu thiên nhiên, như: ngô, khoai, sắn, vỏ cà phê, nguyên liệu Limex từ đá vôi, nguyên liệu Biobase từ đường mía,… để phù hợp với tiêu chí, xu hướng thời đại và yêu cầu của khách hàng. Các nguyên liệu này có đóng góp to lớn trong việc giảm phát thải khí carbon ra môi trường lên tới 500%, giảm thời gian phân hủy hơn rất nhiều lần so với túi nilon thông thường. Đồng thời, sử dụng các nguyên liệu thân thiện này cũng góp phần giảm thiểu sử dụng các nguồn cung cấp dầu mỏ.

Các sản phẩm BIO của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Nhật được gắn logo Biomass sau khi thông qua các cuộc kiểm tra khắt khe và được chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế JQA (Japan), SGS (Hong Kong). Bên cạnh đó, Nhựa Hưng Yên tiếp tục nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm với nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận OK – Compost và EN 13432 để tạo ra những sản phẩm sinh học hoàn toàn.

“Trong xu hướng hiện nay, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến các sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường. Trong khi đó, Nhật Bản là thị trường lớn và khó tính, đã tồn tại rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Để thâm nhập, chiếm lĩnh thị trường này, các doanh nghiệp nhựa phải nâng cao năng lực cạnh tranh, chú trọng đầu tư máy móc, thiết bị và đổi mới công nghệ để “xanh” hóa quy trình sản xuất, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn để phát triển bền vững”, ông Tùng cho hay.

Nâng cao chất lượng người lao động

Đã có nhiều khách hàng Nhật Bản hỏi rằng: Tại sao Nhựa Hưng Yên lại trả lương cao hơn so với mặt bằng chung, chúng tôi chỉ cười và nói: thị trường Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, chúng tôi trả lương cao để đảm bảo rằng người lao động có chất lượng cuộc sống tốt nhất và làm ra các sản phẩm chất lượng cao nhất – như chất lượng của Nhật Bản vậy.

Thật vậy. Tỉnh Hưng Yên có thị trường lao động dồi dào nhờ các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư và lao động từ các địa phương khác, với mức thu nhập dao động từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng. Nhưng với công ty cổ phần Nhựa Hưng Yên, hơn 1000 công nhân đang làm việc tại đây đều hưởng mức lương bình quân từ 14 triệu đồng trở lên/ tháng. Điều đặc biệt hơn, mỗi công nhân sẽ được hưởng 15 tháng lương/ năm, trung bình mỗi Quý sẽ hưởng thêm 01 tháng lương – điều ít doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có thể làm được hiện nay.

“Với doanh thu khoảng 120 triệu USD/năm, chúng tôi tự tin sẽ đủ điều kiện đảm bảo cho cuộc sống của người lao động được tốt nhất, để họ có thể yên tâm lao động, sản xuất, cống hiến cho công ty”, ông Nguyễn Mạnh Tùng khẳng định và cho biết: người lao động mới nhất của công ty đã làm việc được khoảng 7 năm, còn người làm việc lâu nhất đã lên tới hơn 30 năm.

Người lao động luôn là giá trị cốt lõi của công ty. Ngoài các quyền lợi được hưởng theo quy định của pháp luật Lao động, doanh nghiệp có ký thỏa ước lao động tập thể được xây dựng theo đúng trình tự pháp luật quy định và còn hiệu lực. Có nội dung có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Doanh nghiệp cũng xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tổ chức riêng hội nghị người lao động hàng năm. Điều này giúp Nhựa Hưng Yên luôn tạo được niềm tin đối với khách hàng, nâng cao uy tín và thương hiệu trên trường quốc tế.

Nhựa Hưng Yên phấn đấu đến năm 2025 trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu Việt Nam với các sản phẩm túi PE thân thiện với môi trường không chỉ tới thị trường Nhật Bản mà còn vươn xa tới các thị trường khác trên thế giới. Tin tưởng rằng, với 50 năm kinh nghiệm sản xuất, bắt kịp xu hướng phát triển của thế giới và khu vực, Nhựa Hưng Yên sẽ tiếp tục bước những bước tiến dài, luôn là đối tác kinh doanh hàng đầu trong ngành công nghiệp bao bì thân thiện, cùng Việt Nam hiện thực hóa cam kết tại COP 26.