1. Tên nước: Hà Lan (Nederland)
1. Tên nước: Hà Lan (Nederland)
Thời gian gần đây, nhiều trường hợp người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài bị lừa đảo. Để đảm bảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) mới đây đã đưa ra một số khuyến cáo tới người lao động…
Cảnh báo việc lợi dụng chính sách tiếp nhận lao động thị thực E7 của Hàn Quốc để lừa đảo
Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc mở rộng chính sách tiếp nhận lao động nước ngoài sang làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật (thị thực E7) trong đó có lao động lĩnh vực đóng tàu (thợ hàn, thợ sơn, thợ điện,…) theo hướng tăng chỉ tiêu tiếp nhận và giảm yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc. Theo đó, người tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng ngoài trình độ chuyên môn còn phải có tối thiểu 02 năm kinh nghiệm trong ngành tuyển dụng kể từ khi được cấp bằng hoặc chứng chỉ nghề liên quan, đối với người tốt nghiệp đại học thì không yêu cầu kinh nghiệm làm việc.
Sau khi Hàn Quốc thực hiện chính sách tuyển dụng mới, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được phản ánh về việc một số cá nhân, tổ chức không có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài quảng cáo, mời chào người lao động nộp tiền tham gia các khóa học nghề và thi tuyển để đi làm việc tại Hàn Quốc theo thị thực E7 không đúng quy định pháp luật của Việt Nam và của Hàn Quốc.
Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị: Người lao động cảnh giác với các thông tin mời chào, lừa đảo nêu trên. Người lao động có nhu cầu đi làm việc tại Hàn Quốc trong các ngành nghề kỹ thuật thị thực E7 (công nghệ, cơ khí, điện, điện tử, hàn,…) cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chỉ được tổ chức sơ tuyển, tuyển chọn lao động sau khi được Cục Quản lý lao động ngoài nước chấp thuận việc chuẩn bị nguồn lao động hoặc đăng ký hợp đồng cung ứng lao động.
Thị trường tiếp nhận lao động tại một số quốc gia thuộc châu Phi
Trong 2 năm gần đây, Cục Quản lý lao động ngoài nước nhận được hồ sơ đăng ký hợp đồng của một số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đề nghị đưa lao động đi làm việc tại một số quốc gia tại khu vực châu Phi. Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chấp thuận cho các doanh nghiệp đưa lao động sang một số quốc gia châu Phi, cụ thể như sau:
Algeria, ngành nghề xây dựng. Các doanh nghiệp có đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được chấp thuận:
Công ty Cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex -VINACONEXMEC;
Công ty cổ phần phát triển nhân lực và Thương mại Việt Nam – VINAMEX;
Công ty cổ phần đầu tư quốc tế Vinacom Việt Nam - VINACOM
Công ty cổ phần đầu tư và hợp tác quốc tế Thăng Long - Thăng Long OSC;
Công ty Cổ phần phát triển và xúc tiến thương mại Việt Nam - HR VINA;
Cộng hòa Djibouti, ngành nghề xây dựng. Doanh nghiệp có đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được chấp thuận: Công ty Công ty Cổ phần quốc tế VXT.
Cameroon, ngành nghề thợ hàn, thợ điện và đốc công. Doanh nghiệp có đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được chấp thuận: Công ty TNHH MTV Cung ứng nhân lực và dịch vụ VN Steel - VMSC
Cộng hòa Seychells, ngành nghề thuyền viên. Doanh nghiệp có đăng ký hợp đồng cung ứng lao động được chấp thuận: Công ty cổ phần vận tải và đầu tư thương mại An Thái - ATACOO;
Để đảm bảo người lao động đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tránh bị lừa đảo, Cục Quản lý lao động ngoài nước khuyến cáo tới người lao động:
1- Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Người lao động cần trực tiếp liên hệ với doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, có hợp đồng được Cục Quản lý lao động ngoài nước thẩm định cho phép tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động cần tìm hiểu kỹ thông tin liên quan đến công việc sẽ làm ở nước ngoài, yêu cầu về tay nghề, ngoại ngữ cũng như các khoản chi phí phải nộp để đi làm việc ở nước ngoài đối với từng nước, từng ngành, nghề và công việc cụ thể.
2- Đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài: Người lao động cần làm thủ tục đăng ký hợp đồng tại Sở LĐ-TB&XH tại địa phương nơi cư trú để đảm bảo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam và pháp luật nước/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động, tránh trường hợp bị lừa đảo.
Người lao động cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin có thể liên hệ trực tiếp đến Cục Quản lý lao động ngoài nước (41B Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), số điện thoại: 0243.8249517 máy lẻ 301 và 302).
Bản ghi nhớ về tuyển dụng, việc làm và hồi hương lao động giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Malaysia ký ngày 21/03/2022 quy định các nội dung liên quan đến đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin tới các doanh nghiệp một số nội dung cần lưu ý khi đàm phán, làm việc với đối tác Malaysia như sau:
1. Một số quy định khi ký hợp đồng cung ứng
- Công ty dịch vụ Việt Nam phải ký hợp đồng cung ứng với một cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng Malaysia (MRA), không ký hợp đồng trực tiếp với công ty sử dụng lao động;
- Phía tiếp nhận chi trả các khoản phí sau đây cho người lao động:
+ Bảo hiểm thương tật, bảo hiểm y tế và bất kỳ bảo hiểm nào khác theo quy định của Chính phủ Malaysia, thuế Levy
+ Phí khám sức khỏe tại Malaysia
+ Phí sàng lọc an ninh, khám sức khỏe tại Việt Nam (được hoàn trả cho người lao động khi thanh toán tháng lương đầu tiên của người lao động).
+ Visa nhập cảnh một lần (calling visa)
- Người sử dụng lao động phải cung cấp chỗ ở hợp lý với các tiện nghi cơ bản đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu theo quy định về an toàn và sức khỏe theo quy định, mức khấu trừ tiền nhà tối đa 50 MYR/tháng;
- Phía tiếp nhận trả một phần phí dịch vụ cho công ty Việt Nam mức tối thiểu bằng 50% của1 tháng lương cơ bản của người lao động;
- Lương cơ bản của người lao động từ 1/5/2022: tối thiểu1.500 MYR/tháng;
- Từ 1/1/2023, thời gian làm việc tối đa giảm từ 48h/tuần xuống còn 45h/tuần.
2. Thông tin về ngành nghề tiếp nhận
Hiện nay, lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo, nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nền kinh tế Malaysia phụ thuộc nhiều vào lực lượng lao động nước ngoài, hiện có khoảng 1,3 triệu lao động nước ngoài đang làm việc tại Malaysia. Trong 2 năm vừa qua, nhiều ngành/ khu vực kinh tế của Malaysia thiếu lao động, đặc biệt là trồng cọ và giúp việc gia đình do thiếu hụt nguồn cung lao động từ Philippines và Indonesia. Nhiều doanh nghiệp đã có đề nghị tuyển dụng lao động Việt Nam làm việc trong 2 ngành nghề này. Tuy nhiên, điều kiện lao động và việc quản lý lao động thực tế 2 ngành nghề này có khó khăn, cụ thể như sau:
- Nghề trồng trọt làm việc tại các trang trại, rừng cọ: Người lao động phải ở và làm việc tại các địa điểm sâu trong rừng, xa khu dân cư, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn, khó tiếp cận dịch vụ cơ bản, nguy cơ nhiễm bệnh cao; khó quản lý, khó tiếp cận để hỗ trợ, xử lý khi có vấn đề phát sinh;
- Nghề giúp việc gia đình: Hiện Chính phủ hai nước chưa có Thỏa thuận về lĩnh vực này nên có thể khó khăn trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi người lao động.
Để đảm bảo quyền lợi và tránh các nguy cơ rủi ro đối với người lao động, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi làm việc với các đối tác có yêu cầu tiếp nhận lao động hai ngành nghề nêu trên
Trên đây là một số thông tin về thị trường Malaysia, chính sách tiếp nhận và quy định hai nước. Cục Quản lý lao động ngoài nước thông tin tới các doanh nghiệp để biết và đảm bảo quyền lợi người lao động trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng./.
Cục Quản Lý Lao Động Ngoài Nước