Đối với người nước ngoài ở Nhật Bản, để hiểu được thủ tục liên quan đến mang thai và sinh con là không dễ dàng. Loạt bài này của NHK sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cần thiết cũng như các dịch vụ công cộng sẵn có. Hôm nay, chúng tôi nói về việc đăng ký sinh tại bệnh viện có khoa sản. Thông tin dựa trên trang web của Quỹ Quốc tế Kanagawa.
Đối với người nước ngoài ở Nhật Bản, để hiểu được thủ tục liên quan đến mang thai và sinh con là không dễ dàng. Loạt bài này của NHK sẽ cung cấp thông tin về thủ tục cần thiết cũng như các dịch vụ công cộng sẵn có. Hôm nay, chúng tôi nói về việc đăng ký sinh tại bệnh viện có khoa sản. Thông tin dựa trên trang web của Quỹ Quốc tế Kanagawa.
Thực tế, mang thai trên 40 tuổi không nhất thiết ảnh hưởng đến việc sinh nở. Thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả mang thai và sinh trên 40 không khác biệt đáng kể so với phụ nữ trẻ hơn, miễn là phụ nữ trên 40 tuổi:
Điều này có nghĩa là đối với phụ nữ khỏe mạnh thụ thai sau 40 tuổi có thể không nguy hiểm hơn so với các phụ nữ trẻ tuổi hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh mổ thường cao hơn ở phụ nữ trên 40 tuổi.
Một nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỷ lệ biến chứng ở phụ nữ trên 40 tuổi cao hơn. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2017 tại Berlin đã so sánh kết quả của phụ nữ sinh trên 45 tuổi so với phụ nữ 29 tuổi cho thấy:
Sinh mổ có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện thêm các biến chứng thêm, đặc biệt là đối với phụ nữ lớn tuổi. Một nghiên cứu năm 2019 liên kết việc sinh mổ với nguy cơ biến chứng nặng hơn chẳng hạn như đột quỵ, thuyên tắc mạch và xuất huyết.
Trong khi sinh mổ có thể là phương án cứu cánh, phụ nữ lớn tuổi mang thai nên thảo luận về các nguy cơ tiềm ẩn với bác sĩ. Tránh việc tự ý lựa chọn sinh mổ để giảm các biến chứng khi sinh.
Quá trình thụ thai sau 40 tuổi không khác nhau đối với nhiều người. Đối với các cặp vợ chồng dị tính để thụ thai cần phải giao hợp trong khoảng thời gian “vàng” của người phụ nữ tức là những ngày trước và trong thời gian rụng trứng.
Sử dụng phương pháp dự đoán thời gian rụng trứng có thể giúp xác định và tăng khả năng thụ thai. Theo dõi nhiệt độ cơ thể có thể giúp kiểm tra xem có rụng trứng hay không. Điều này rất quan trọng đối với những phụ nữ lớn tuổi do một số người ngừng rụng trứng hoặc không rụng trứng thường xuyên.
Để theo dõi nhiệt độ cơ thể, có thể đo nhiệt độ vào cùng một thời điểm mỗi sáng ngay khi thức dậy. Cần thực hiệnđiều này ngay lập tức vào buổi sáng, sau ít nhất 3-4 giờ ngủ và sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để đo.
Sau khi rụng trứng, nhiệt độ trung bình cơ thể tăng lên 0,25-0,5 ° C và duy trì ở mức cao cho đến khi xuất hiện kinh nguyệt. Sau thời gian này, nhiệt độ sẽ trở về mức bình thường.
Đo nhiệt độ cơ thể không phải lúc nào cũng là một biện pháp rụng trứng chính xác. Một số yếu tố, chẳng hạn như căng thẳng hay sử dụng nhiều rượu có thể ảnh hưởng đến các phép đo.
Phụ nữ độc thân hoặc có quan hệ đồng giới có thể chọn phương pháp điều trị sinh sản như Phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) hoặc Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Những phương pháp điều trị này cũng là một lựa chọn nếu một trong hai người mắc chứng vô sinh.
Nếu một trong người có bất kì các tình trạng bệnh lý nào từ trước chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), nên gặp bác sĩ để xét nghiệm trước khi mang thai.
Nếu nghi ngờ bản thân gặp các vấn đề về rụng trứng, nên gặp bác sĩ để thăm khám và có hướng điều trị phù hợp.
Hầu hết các bác sĩ khuyên rằng phụ nữ trên 35 tuổi nên đi gặp bác sĩ sau 6 tháng nỗ lực sinh con mà không có kết quả. Đối với những phụ nữ ở độ tuổi 40, việc tìm kiếm phương pháp điều trị sinh sản càng sớm càng tốt có thể giúp tăng khả năng mang thai thành công.
Nhiều người trên 40 tuổi có thể mang thai khỏe mạnh, an toàn. Với chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp và lối sống lành mạnh, cuộc sinh nở vẫn có thể có kết quả “mẹ tròn con vuông”.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Khi có kế hoạch sinh con thì một trong những điều mà các cặp vợ chồng quan tâm và suy nghĩ nhất đó chính là vấn đề tài chính!
Thông thường, các chi phí từ lúc Mang thai đến khi Sinh con ở Nhật gồm: phí khám sức khỏe trong thai kỳ, phí nhập viện sinh con, và phí mua sắm chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé.
Chắc hẳn các bạn sẽ rất muốn có cái nhìn tổng quát để ước lượng được số tiền mình cần chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này phải không? Mình đã đọc, thu thập thông tin, hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, dựa vào kinh nghiệm bản thân và đưa ra các con số để các bạn tham khảo nhé.
Mặc dù các chi phí y tế liên quan đến mang thai và sinh con không thể sử dụng Bảo hiểm Y tế, nhưng mẹ và bé lại được hưởng các chính sách hỗ trợ của chính phủ Nhật nên chi phí sinh con ở Nhật không hề đắt, mà thậm chí là còn rẻ so với chất lượng dịch vụ y tế quá tốt. Chúng ta cùng xem chi tiết từng hạng mục nhé.
I. PHÍ KHÁM SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ TRONG THAI KỲ
Ở Nhật, việc theo dõi sức khỏe thường xuyên trong suốt thai kỳ là điều bắt buộc. Từ tuần thứ 8 của thai kỳ đến khi sinh, bạn sẽ có tổng cộng 14 lần khám sức khỏe. Chi phí mỗi lần khám là từ 3000 Yên đến >1 man Yên.
Tuy nhiên mỗi lần khám bạn sẽ được dùng phiếu hỗ trợ có giá trị từ 4000 Yên đến 1 man Yên. Như vậy có nghĩa là số tiền bạn bỏ ra cho mỗi lần khám cao nhất là 5000-6000 Yên/ lần, có khi là 1000-2000 Yên, có khi lại chỉ vài trăm Yên, và có nơi còn được miễn phí!
Bởi vì, chính sách hỗ trợ chi phí khám sức khỏe trong thai kỳ là khác nhau tùy vào từng địa phương (từng thành phố – 市) ở Nhật, và chi phí khám ở các bệnh viên khác nhau cũng là khác nhau nữa. Nên mới có sự chênh lệch lớn như mình nói ở trên.
Bạn nên lưu ý là: lần đầu đi khám bạn phải hoàn toàn tự bỏ chi phí. Sau khi bạn được xác nhận mang thai từ tuần 8 trở đi, bạn mới có giấy “Thông báo mang thai” để mang đến tòa thị chính thành phố nộp, và được họ cấp cho 14 phiếu khám hỗ trợ dùng cho các lần khám tiếp theo.
Sau đây là kinh nghiệm của 1 số mẹ mình đã tham khảo nhé:
Mẹ Kobayashi (Nhật): Chi phí khám lần đầu + Chi phí 13 lần khám sau (13 lần dùng phiếu hỗ trợ): Tổng hết 26,850 Yên (tương đương 5tr VND).
Mẹ Ngọc (VN): Chi phí khám lần đầu + Chi phí khám 13 lần sau (13 lần có phiếu hỗ trợ): Tổng hết 21,100 Yên (tương đương 4400.000 VND.
Mặc dù khám sức khỏe định kỳ trong thai kỳ không được sử dụng Bảo hiểm Y tế, tuy nhiên bạn lại được Bảo hiểm cấp “Tiền hỗ trợ sinh con và nuôi con 1 lần” (tiếng Nhật là 出産育児一時金(しゅっさんいくじいちじきん)).
Số tiền này là 42 man Yên/1 bé (trong trường hợp bạn đẻ sinh đôi, số tiền hỗ trợ sẽ là 84 man Yên!). Số tiền này cũng có thể tăng giảm 1-2 man tùy đơn vị bảo hiểm và nơi bạn đóng bảo hiểm.
Mọi phụ nữ tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế (健康保険) và có thai từ 85 ngày trở đi sẽ được nhận số tiền này. (Như vậy trong trường hợp bạn có thai trên 85 ngày và chẳng may thai bị chết lưu hay sinh non bạn vẫn được nhận số tiền trợ cấp 42 man này).
Có 3 hình thức nhận “Tiền trợ cấp 1 lần”:
Một là, 直接支払制度(ちょくせつしはらいせいど) – Chế độ thanh toán trực tiếp, đây là cách đơn giản và nhanh nhất mà các mẹ Nhật thường lựa chọn, khi đi sinh bạn chỉ cần ký vào một Văn bản thỏa thuận (合意交書(ごういこうしょ)) và giao cho bênh viện, sau đó bệnh viện và bảo hiểm sẽ làm việc với nhau và bạn không phải làm thêm thủ tục gì nữa.
Hai là, 受け取り代理制度 (うけとりだいりせいど) – Chế độ ủy quyền, trong trường hợp này bạn phải làm việc với cả bên Bảo hiểm và Bệnh viện (Đặc biệt phải nộp giấy đăng ký với bên Bảo hiểm 2 tháng trước khi sinh), thủ tục có phức tạp hơn, tuy nhiên bệnh viện sẽ hướng dẫn bạn làm các giấy tờ đầy đủ, nên bạn không cần phải lo lắng. Bạn phải thanh toán qua Chế độ ủy quyền trong trường hợp nơi bạn sinh là Bệnh viện nhỏ hay Clinic nhỏ, chưa áp dụng Chế độ thanh toán trực tiếp.
Ba là, 直接請求(ちょくせつせいきゅう) – Chế độ tự đăng ký yêu cầu chi trả sau sinh, trường hợp này thì các bạn muốn về Việt Nam sinh con sẽ phải sử dụng chế độ này – vì thường bảo hiểm ở Nhật với các bệnh viện ở Việt Nam không có mối liên hệ để các bạn sử dụng 2 hình thức đầu. Bạn sẽ đăng ký để được thanh toán theo chế độ này sau khi sinh con và có đầy đủ các giấy tờ thủ tục như Giấy khai sinh, Giấy xác nhận viện phí .v.v
Với Chế độ 1 và 2, khi xuất viện bạn sẽ phải thanh toán hoặc được nhận lại số tiền chênh lệch giữa khoản trợ cấp và tổng viện phí.
(Chi tiết về thủ tục và cách đăng ký nhận trợ cấp 1 lần này, các bạn xem Ở Đây nhé)
Tổng chi phí cho mỗi lần sinh (bao gồm toàn bộ chi phí đi đẻ và nằm viện từ 5-6 ngày) thường vào khoảng từ 35 đến 55 man Yên. Có sự chênh lệch này là còn tùy vào độ dễ và khó đẻ của mỗi người (nếu khó đẻ, thời gian làm việc của bác sĩ và y tá tăng lên, chi phí cao hơn), tùy vào việc bạn có phải dùng thêm thuốc gì không và tùy vào hình thức đẻ là đẻ thường hay đẻ mổ (đẻ mổ thường rẻ hơn, vì bạn sẽ được bảo hiểm chi trả cho nhiều hơn).
Mình cũng lưu ý thêm các bạn là chi phí trên là phổ biến khi bạn sinh ở Khoa Sản – Bệnh viện Tổng hợp. Còn khi bạn sinh ở các bệnh viện Sản tư nhân chi phí có thể lên tới 40-60man/ ca; hoặc cao hơn nữa là ở các Bệnh viện Quốc tế khoảng 70-100man/ ca. Tuy nhiên khoa sản ở các Bệnh viện Tổng hợp cũng đã rất là tốt với trang thiết bị hiện đại và bác sĩ giỏi rồi, nên đây cũng là lựa chọn ưu tiên của các mẹ Nhật.
Kinh nghiệm của một số mẹ cho các bạn tham khảo nhé:
Mẹ Kobayashi (Nhật): sinh ở bênh viện Sản tư nhân (個人病院), sinh thường theo đúng kế hoạch, không phát sinh các chi phí phụ, Tổng viện phí là 48man. Được hỗ trợ 43man. Số tiền chênh lệch phải trả là 5 man Yên (tương đương 10tr VNĐ).
Mẹ Ngọc (Việt Nam): sinh ở khoa Sản Bệnh viện Tổng hợp, sinh thường, thời gian nhập viện đến khi đẻ khoảng 7 tiếng, tổng viện phí là 51man. Được hỗ trợ 42man. Số tiền chênh lệch phải trả là 9 man Yên (tương đương 18tr VNĐ).
Mẹ Minh (Việt Nam): sinh ở khoa Sản Bệnh viện Tổng hợp, sinh mổ (do bé ngôi ngược), tông viện phí 32 man. Được hỗ trợ 42man. Số tiền chênh lệch được nhận lại là 10 man Yên (tương đương 20tr VNĐ).
III. PHÍ MUA SẮM ĐỒ CHO BÉ SƠ SINH
Mua sắm đồ sơ sinh cho bé gồm 4 nhóm đồ chính: Quần áo, Đồ ngủ (chăn đệm), Đồ tắm, Đồ cho bé bú sữa.
Chi phí sẽ khác nhau nhiều giữa các gia đình, nhiều gia đình chọn mua sắm đồ mới cho bé, có những gia đình lại tận dụng đồ có thể xin được hay mua ở các cửa hàng đồ cũ để tối ưu chi phí. Tiết kiệm nhất bạn có thể mua sắm đồ sơ sinh chỉ với khoảng 5 man Yên. Còn thoải mải hơn có nhiều mẹ sempai chia sẻ việc mua đồ sơ sinh cho bé hết khoảng 20 man Yên.
Điều quan trọng là bạn hãy xem xét mức ngân sách nào mình có thể bỏ ra, sau đó tìm hiểu và lên danh sách đồ thật chi tiết, để đảm bảo mua sắm trong ngân sách cho phép mà vẫn đầy đủ đồ cho bé nhé.
Trên đây là các khoản chi phí kể từ khi mang thai đến khi đi sinh con ở Nhật, các bạn hãy tham khảo để lên kế hoạch tài chính hợp lý cho gia đình mình nhé.