+ Lớp kép phospholipid: tạo thành một khung liên tục.
+ Lớp kép phospholipid: tạo thành một khung liên tục.
Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động rất đa dạng, phức tạp và có những nét đặc thù riêng:
(i) Lao động của các cán bộ tư pháp là lao động trí óc, rất khó khăn, phức tạp, luôn đặt dưới sự giám sát nghiêm ngặt của xã hội. Khác biệt so với lao động trong các ngành nghề khác, lao động của các cán bộ tư pháp là lao động đặc thù nghĩa là trên cơ sở các quy định của pháp luật, cán bộ tư pháp có nhiệm vụ xem xét các tình tiết của vụ án và áp dụng vào từng trường hợp cụ thể, để đưa ra quyết định đúng đắn, thấu tình, đạt lý;
(ii) Nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp có ảnh hưởng lớn đối với tính công minh của pháp luật, uy tín về nền công lý của một quốc gia;
(iii) Hoạt động của các cán bộ tư pháp gắn liền với việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, công dân;
(iv) Hoạt động của các cán bộ tư pháp luôn tiến hành theo một trình tự pháp lý chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng;
(v) Khi thực hiện hoạt động, các cán bộ tư pháp nhân danh Nhà nước để ra quyết định;
(vi) Hoạt động nghề nghiệp của các cán bộ tư pháp phần lớn mang xúc cảm tình cảm cao. Hoạt động của họ thường diễn ra trong những trạng thái tâm lý căng thẳng bởi vì hoạt động nghề nghiệp của họ thường đi kèm với những cảm xúc tiêu cực cần phải kiềm chế lại và phải một thời gian tương đối dài sau đó cảm xúc này mới dịu xuống, mất dần đi. Ví dụ: hoạt động của điều tra viên, cán bộ trinh sát nghiệp vụ, kiểm sát viên, thẩm phán...
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, lao động của các cán bộ tư pháp đòi hỏi phải có tính sáng tạo, chủ động cao.
Do yêu cầu ngày càng cao của các cơ quan bảo vệ pháp luật, nên việc lựa chọn, phân công, phân bổ cán bộ đòi hỏi phải phù hợp với khả năng của từng người, và đồng thời đòi hỏi có sự hướng nghiệp, lựa chọn nghề tương ứng trên cơ sở khoa học.
Ngoài ra việc nâng cao trình độ và chất lượng hoạt động của cán bộ tư pháp cần tính đến những đặc điểm tâm lý cá nhân trong mối tương quan phù hợp với các yêu cầu khách quan nghề nghiệp của họ.
Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
Nghiên cứu các đặc điểm của cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tâm lý học tư pháp. Việc làm rõ cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp có ý nghĩa rất lớn. Nó không những giúp cho các cán bộ cơ quan tư pháp nhận thức rõ hơn hoạt động bảo vệ pháp luật, mà còn giúp cho công tác giáo dục, đào tạo nghề nghiệp trong hoạt động bảo vệ pháp luật có cơ sở khoa học, có định hướng tập trung.
Hoạt động tư pháp là một hoạt động nghiệp vụ. Trên phương diện tâm lý học thì hoạt động tư pháp cũng có cấu trúc tâm lý giống như cấu trúc tâm lý của một hoạt động nói chung.
Cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là tổng hòa các mục đích của hoạt động tư pháp. Các mục đích của hoạt động tư pháp chính là mục đích đã đề ra thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Nhìn chung mục đích của hoạt động tư pháp chỉ có thể đạt được khi các cán bộ tư pháp thực hiện các chức năng tâm lý sau đây:
Cấu trúc tâm lý hoạt động của các cán bộ tư pháp là sự phản ánh độc đáo những yêu cầu của pháp luật tố tụng. Nó được xác định như là mối liên hệ lẫn nhau và kế tiếp tròng các hành động của cán bộ tư pháp nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua việc giải quyết các nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Trong cấu trúc có sáu (06) thành phần chức năng: Nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, tổ chức, chứng nhận. Các thành phần chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Khi nghiên cứu hệ thống các chức năng tâm lý trên có thể chia thành hai nhóm: nhóm chức năng cơ bản và nhóm chức năng bổ trợ.
Nhóm chức năng cơ bản là các hoạt động nhằm đạt các mục đích của hoạt động tư pháp, chẳng hạn như hoạt động nhận thức, hoạt động thiết kế, hoạt động giáo dục.
Nhóm chức năng bổ trợ là các hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các hoạt động cơ bản. Chẳng hạn như hoạt động giao tiếp, hoạt động tổ chức, hoạt động chứng nhận.
Ở đây chúng ta xem xét các khía cạnh nghề luật dựa trên các chức năng tâm lý trong cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp (nhận thức, thiết kế, giáo dục, giao tiếp, chứng nhận, tổ chức) để phân bổ các hoạt động nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp như:
Trong hoạt động của điều tra viên, khía cạnh tìm kiếm và tái tạo của hoạt động nhận thức luôn giữ vai trò chủ đạo. Thu thập thông tin về sự kiện phạm tội thông qua nhận thức trong hiện tại và quá khứ, trên cơ sở phân tích thông tin đó điều tra viên tái tạo khôi phục lại mô hình về diễn biến khách quan của vụ án đã xảy ra. Đe đạt được hiệu quả trong hoạt động nghiệp vụ của mình, điều tra viên phải biết tổ chức sắp xếp những thông tin cần thiết đã thu được, biết hệ thống hóa, phân tích và loại bỏ những thông tin không cần thiết, biết quan sát trong bất kỳ một động tác điều tra nào, biết xử lý kịp thời các thống tin, có khả năng tư duy, tưởng tượng, trí nhớ tốt cộng với trình độ chuyên môn và sự nhạy cảm trong phán đoán.
Trong hoạt động của kiểm sát viên, khía cạnh giáo dục xã hội giữ vai trò chủ đạo thông qua việc thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật.
Trong hoạt động của cán bộ xét xử, khía cạnh thiết kế giữ vai trò chủ đạo. Song hoạt động thiết kế chỉ thực hiện được sau khi đã hoàn thành việc nhận thức, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ của vụ án. Hoạt động thiết kế của cán bộ xét xử là nhằm ra quyết định hoặc một bản án đúng đắn về vụ án trên cơ sở xem xét hoặc so sánh đối chiếu các chứng cứ đã được xác định của vụ án với các điều luật cụ thể. Hoạt động này do từng thành viên của hội đồng xét xử thực hiện, nhưng kết quả của hoạt động mang tính chất tập thể. Vì vậy, các thành viên của hội đồng xét xử phải có những phẩm chất tâm lý như kiến thức pháp luật vững chắc, ý thức pháp luật cao, khả năng kiểm soát hành động của bản thân, cũng như tính quyết đoán, khả năng tập trung tư duy và chú ý cao độ, biết kiềm chế xúc cảm, tình cảm của mình... có thể nói hoạt động thiết kế trong giai đoạn xét xử là loại hoạt động có tính chất bao trùm lên các hoạt động khác như tổ chức, nhận thức, giáo dục, giao tiếp, chứng nhận.
Trong hoạt động của cán bộ quản giáo, khía cạnh giáo dục đóng vai trò chủ đạo và trọng tâm. Để thực hiện hoạt động này có hiệu quả thì cán bộ quản giáo phải xác định phương hướng, cách thức cũng như các phương pháp tác động giáo dục đến phạm nhân, nắm bắt những đặc điểm tâm lý của phạm nhân và dự đoán những biến đổi của họ dưới tác động giáo dục.
Tóm lại, cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp là tổng hòa các mục đích của hoạt động tư pháp, các mục đích này được thực hiện bằng các dạng hoạt động nhất định của cá nhân, các dạng hoạt động đó được lặp đi lặp lại trong tất cả các giai đoạn tố tụng và có quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau nhằm đạt được các mục đích của hoạt động tư pháp.
Việc làm sáng tỏ cấu trúc tâm lý của hoạt động tư pháp có ý nghĩa rất lớn:
(i) Cho phép các cán bộ tư pháp hiểu sâu sắc đặc điểm của hoạt động tư pháp, nhờ đó có thể chuẩn bị và tiến hành thực hiện hoạt động một cách chu đáo.
(ii) Giúp cho các cán bộ tư pháp có thái độ đúng đắn, tích cực chủ động đối với công việc của mình.
Xem thêm: Dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực hình sự của Công ty Luật TNHH Everest
4- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của hoạt động tư pháp được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Khái niệm, đặc điểm và cấu trúc của hoạt động tư pháp có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 024 66 527 527, E-mail: [email protected].