Quan hệ lao động sẽ bị tác động bởi các tiêu chuẩn lao động nào? Bài vết dưới đây của Luật Vitam sẽ giúp các bạn nghiên cứu rõ hơn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động.
Quan hệ lao động sẽ bị tác động bởi các tiêu chuẩn lao động nào? Bài vết dưới đây của Luật Vitam sẽ giúp các bạn nghiên cứu rõ hơn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động.
Căn cứ theo Điều 90 Bộ Luật lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Với quá trình phát triển là khác nhau, nên việc điều chỉnh mức lương tối thiểu sẽ diễn ra hàng năm. Việc điều chỉnh mức lương này dựa trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia.
Việc điều chỉnh đã bảo đảm bù được trượt giá sinh hoạt và cải thiện tiền lương thực tế. Qua phân tích, đánh giá hằng năm cho thấy việc điều chỉnh mức lương tối thiểu nhìn chung không ảnh hưởng lớn đến việc làm, thất nghiệp và không gây tăng đột biến chi phí của doanh nghiệp.
Tiền lương là do người lao động với người sử dụng lao động trên thỏa thuận và kí với nhau dựa trên kết quả lao động và mặt bằng tiền lương trên thị trường. Nhà nước không can thiệp vào chính sách tiền lương và cơ chế trả lương của doanh nghiệp.
Một số quan điểm cho rằng thu nhập của người lao động làm việc trong các doanh nghiệp còn thấp, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bình quân thấp là do mức lương tối thiểu quy định thấp. Điều này không phù hợp với quan điểm thỏa thuận về tiền lương. Mức lương tối thiểu là mức sàn để bảo vệ người lao động. Còn tiền lương là do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động ở mỗi vị trí.
Trong thời gian qua, có khoảng 80% số cuộc đình công xảy ra là do tranh chấp về tiền lương, tiền ăn giữa ca và tiền thưởng. Vì vậy, việc xây dựng bảng lương, thang lương cho công nhân cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Hình thức biểu hiện của quan hệ lao động giúp người nghiên cứu có thể quan sát để phân tích mức độ hài hòa, ổn định của quan hệ lao động.
Thông thường, khi quan sát một hệ thống quan hệ lao động người ta sẽ quan sát các biểu hiện như sau:
Quan sát biểu hiện của các xung đột này có thể giúp đánh giá được tình trạng quan hệ lao động của doanh nghiệp. Xung đột có thể biểu hiện và phát triển đến các cấp độ xử lý khác nhau như: Mâu thuẫn, khiếu nại, tranh chấp, hoà giải, trọng tài, xét xử, đình công, đình xưởng (bế xưởng).
Quan hệ lao động xoay quanh các vấn đề cùng quan tâm, tuỳ theo cách tiếp cận mà các vấn đề đó mang nội dung khác nhau:
- Tiếp cận theo lĩnh vực: Quan hệ lao động xoay quanh các nội dung: tuyển dụng, đào tạo, tiền lương, thời gian làm việc, kỷ luật lao động…
- Phân loại theo chuẩn mực pháp lý: Quan hệ lao động xoay quanh những vấn đề về quyền và lợi ích:
Tham khảo »»» Khóa Học Hành Chính Nhân Sự Online - Tương Tác Trực Tiếp Với Chuyên Gia Nhân Sự Hàng Đầu
Bộ luật Lao động năm 2019 và Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã quy định vai trò trách nhiệm của các cơ quan, doanh nghiệp, người lao động trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, tổ chức quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; đại diện tập thể người lao động có quyền thương lượng thỏa thuận với người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến an toàn và vệ sinh lao
Tuy nhiên, việc môi trường làm việc bị ô nhiễm như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vẫn còn vượt tiêu chuẩn. Trung bình hàng năm, các đơn vị đã đo, kiểm tra môi trường lao động được gần 550.000 mẫu. Số mẫu đo, kiểm tra môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm trên 10%, chưa có xu hướng giảm, tập trung vào yếu tố phóng xạ, từ trường, bụi, ồn, ánh sáng, rung, hơi khí độc. Nhiều chức danh nghề nặng nhọc độc hại và đặc biệt nặng nhọc độc hại phát sinh trong thực tế chưa được cập nhập và ban hành để làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động.
Theo số liệu thống kê thì số vụ tai nạn lao động xảy ra còn lớn. Các thiệt hại của các vụ tai nạn lao động như thuốc men; mai táng; tiền bồi thường cho gia đình người chết và người bị thương… cũng gây tác động xấu đến quá trình hoạt động sản xuất.
Bên cạnh các quy định trên thì vấn đề về Nhà ở công nhân khu công nghiệp và đời sống văn hóa tinh thần cũng cần được quan tâm và lưu ý, giúp người lao động có những sự giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần để có thể yên tâm làm việc.
Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có có 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động; trong đó có khoảng 50-60% lao động đến từ các địa phương khác. Việc tập trung các khu công nghiệp đã tạo ra sự dịch chuyển, tập trung lực lượng lao động cao. Từ đó gây mất cân đối, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi; nhất là vấn đề nhà ở, trường học, nhà mẫu giáo hay các thiết chế văn hóa. Vì vậy, quan tâm giải quyết các điều kiện về nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng có tác động tích cực đến quan hệ lao động.
Trên đây là bài viết hướng dẫn về những tiêu chuẩn đang tác động đến quan hệ lao động. Hi vọng với bài viết trên, Luật Vitam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nội dung bài viết được tư vấn chuyên môn bởi TS. Lê Ánh - người sáng lập Trung tâm đào tạo thực hành Lê Ánh đồng kiêm là giảng viên các khóa học hành chính nhân sự chuyên sâu tại Lê Ánh HR.
Quan hệ lao động trong xã hội phát triển ngày nay được xem là vấn quan trọng mà các nhà lãnh đạo luôn đặt lên hàng đầu trong tổ chức.
Trong bài viết dưới đây, Lê Ánh HR sẽ chia sẻ với các bạn những kiến thức hữu ích về quan hệ lao động cũng như ý nghĩa của quan hệ lao động trong tổ chức.
Khái niệm về quan hệ lao động thực sự được quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Từ đó đến nay, mặc dù có nhiều trường phái nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung chỉ tồn tại hai cách hiểu phổ biến tương ứng với hai hệ tư tưởng kinh tế là:
Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Cách hiểu này này được được tiếp cận phổ biến trong những năm giữa thế kỷ XX và là một bộ phận cấu thành của hệ tư tưởng kế hoạch hoá tập trung, phổ biến ở các nước thuộc phe Xã hội Chủ nghĩa.
Hệ tư tưởng kinh tế này không thừa nhận sự tồn tại của quan hệ mua bán sức lao động, không có quan hệ chủ - thợ. Do đó, mọi người bình đẳng và làm việc vì lợi ích chung.
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đưa ra định nghĩa về quan hệ lao động (Indutrial Relations) là:
"Những mối quan hệ cá nhân và tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động tại nơi làm việc, cũng như các mối quan hệ giữa các đại diện của họ với nhà nước. Những mối quan hệ như thế xoay quanh các khía cạnh luật pháp, kinh tế, xã hội học và tâm lý học và bao gồm cả những vấn đề như tuyển mộ, thuê mướn, sắp xếp công việc, đào tạo, kỷ luật, thăng chức, buộc thôi việc, kết thúc hợp đồng, làm ngoài giờ, tiền thưởng, phân chia lợi nhuận, giáo dục, y tế, vệ sinh, giải trí, chỗ ở, giờ làm việc, nghỉ ngơi, nghỉ phép, các vấn đề phúc lợi cho người thất nghiệp, ốm đau, tai nạn, tuổi cao và tàn tật".
Theo quy định mới nhất, tại Khoản 5 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
"Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể."
Như vậy có thể hiểu quan hệ lao động là một trong các bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất, thuộc nhóm các quan hệ tổ chức, quản lí và phụ thuộc vào quan hệ sở hữu.
Trong mối quan hệ này, một bên tham gia với tư cách là người lao động, có nghĩa vụ phải thực hiện công việc theo yêu cầu của bên kia và có quyền nhận thù lao từ công việc đó; bên thứ hai là người sử dụng lao động, có quyền sử dụng sức lao động của người lao động và có nghĩa vụ trả thù lao về việc sử dụng lao động đó.
Nội dung quan hệ lao động còn bao gồm các vấn đề về thời gian lao động, sự chi phối của các bên đến điều kiện lao động và trình tự tiến hành công việc, phân phổi sản phẩm… Yếu tố cơ bản nhất của quan hệ lao động là vấn đề sử dụng lao động nên cũng có thể gọi đó là quan hệ sử dụng lao động.