Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ GD&ĐT mới triển khai áp dụng từ năm 2022 và đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ.
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 của Bộ GD&ĐT mới triển khai áp dụng từ năm 2022 và đảm bảo quyền lợi của học sinh, ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ.
Cụ thể, năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 7985 chỉ tiêu theo 3 phương thức: Xét tuyển tài năng (XTTN); xét tuyển dựa theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy (ĐGTD); xét tuyển dựa theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 (THPT).
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, đạt thành tích cao trong kỳ thi học sinh giỏi (HSG), cuộc thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, cụ thể như sau:
i) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn HSG Quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành học phù hợp với môn đạt giải.
ii) Thí sinh trong đội tuyển Quốc gia tham dự cuộc thi KHKT Quốc tế hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong cuộc thi KHKT cấp Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức được xét tuyển thẳng vào ngành học phù hợp với lĩnh vực đề tài dự thi.
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh có điểm trung bình chung (TBC) học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên; có ít nhất 1 trong các chứng chỉ Quốc tế sau: SAT, ACT, A-Level, AP và IB.
Đối tượng xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2023, có điểm TBC học tập các môn văn hóa (trừ 2 môn Thể dục và GDQPAN) từng năm học lớp 10, 11 và lớp 12 đạt 8.0 trở lên và đáp ứng ít nhất một (01) trong những điều kiện sau:
i) Được chọn tham dự kỳ thi HSG Quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức hoặc đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, Tư hoặc Khuyến khích trong kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh/thành phố do Sở GD&ĐT tổ chức (hoặc tương đương do các Đại học quốc gia, Đại học vùng tổ chức) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Ngoại ngữ, Tổ hợp trong thời gian học THPT;
ii) Được chọn tham dự cuộc thi KHKT Quốc gia do Bộ GDĐT tổ chức;
iii) Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức từ vòng thi tháng trở lên;
iv) Có chứng chỉ IELTS (academic) Quốc tế 6.0 trở lên (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương – xem Bảng 2 quy đổi chứng chỉ tiếng Anh) được đăng ký xét tuyển vào các ngành Ngôn ngữ Anh và Kinh tế - Quản lý;
v) Học sinh hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
Journal of Science and Technology in Civil Engineering của Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã được công nhận thuộc hệ thống trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI)
Mức học phí ngành Y khoa và Y học cổ truyền của Đại học Y Hà Nội, năm nay dự kiến trên 55 triệu đồng, tăng hơn ba lần so với trước.
Học phí đại học Y Hà Nội chia thành hai nhóm, theo đề án tuyển sinh áp dụng năm học này.
Trong đó, 6 ngành là Y khoa, Y học cổ truyền, Khúc xạ nhãn khoa, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng và Điều dưỡng chương trình tiên tiến tại trụ sở Hà Nội thuộc nhóm phải tự đảm bảo chi thường xuyên. Nhóm này có học phí dự kiến từ 41,8 đến 55,2 triệu đồng một năm.
Nhóm còn lại là các đơn vị tự đảm bảo một phần chi thường xuyên, gồm Răng-Hàm-Mặt, Y học dự phòng, Y tế công cộng, Dinh dưỡng, Y khoa và Điều dưỡng tại phân hiệu Thanh Hóa. Học phí nhóm này từ 20,9 đến 27,6 triệu đồng.
So với mức thu hơn 15,7 triệu đồng, áp dụng từ năm học 2021-2022 với tất cả ngành, học phí năm nay của Đại học Y Hà Nội tăng khoảng 1,3 đến 3,5 lần. Ngành Y khoa thu cao nhất, bằng mức thu ngành này ở trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Theo Nghị định 81 năm 2021, nhóm ngành Sức khỏe có mức tăng học phí cao nhất. Mức trần học phí nhóm ngành Y, Dược ở các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên (chưa tự chủ) là 24,5-35 triệu đồng một năm, theo lộ trình tới năm học 2025-2026.
Các trường công lập đã tự chủ được thu học phí bằng 2-2,5 lần mức trần nêu trên. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc đạt kiểm định nước ngoài, trường đại học được tự quyết học phí.
Từ năm ngoái, cũng như nhiều đại học khác, nhóm trường Y đã công bố mức học phí mới. Tuy nhiên sau đó Chính phủ yêu cầu dừng lại để hỗ trợ người dân sau đại dịch Covid-19.
Trước mùa tuyển sinh 2023-2024, nhiều trường dự kiến tăng học phí trở lại. Tuy nhiên, tại cuộc họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hôm 10/5, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần sửa đổi Nghị định 81 để có lộ trình thích hợp, sớm áp dụng chính sách học phí theo hướng tính đúng, tính đủ để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, nghề nghiệp.
Hiện, kỷ lục về học phí Y khoa thuộc về trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (TP HCM) với mức thu 250 triệu đồng một năm ở ngành Răng-Hàm-Mặt. Ở các trường công lập, chương trình Y khoa Việt-Đức của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thu cao nhất với 209 triệu đồng một năm. Tiếp đến là là chương trình Răng-Hàm-Mặt của Đại học Y Dược TP HCM với 77 triệu đồng một năm.
Sinh viên Đại học Y Hà Nội trong một buổi học tại trường. Ảnh: Thanh Hằng
Cùng với tăng học phí, Đại học Y Hà Nội tăng 200 chỉ tiêu so với năm ngoái, nâng tổng số sinh viên tuyển trong năm nay lên 1.370. Trường giữ ổn định hai phương thức tuyển sinh gồm xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh hoặc Pháp với điểm thi. Ngoài ra, trường tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Năm ngoái, điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội theo kết quả thi tốt nghiệp từ 19 đến 28,15, cao nhất với ngành Y khoa, thấp nhất là ngành Điều dưỡng tại phân hiệu Thanh Hoá.
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Năm 2023, Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh 7985 chỉ tiêu theo 3 phương thức.
Bảng 1 – Danh mục chương trình đào tạo, chỉ tiêu và mã xét tuyển
(1) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi đánh giá tư duy.
(2) – Chương trình không xét tuyển theo phương thức điểm thi tốt nghiệp THPT.
- Mã xét tuyển theo từng phương thức tuyển sinh sẽ được thông tin cụ thể trong Đề án tuyển sinh 2023 của ĐHBK Hà Nội.
Bảng 4 - Quy định về các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương
Bảng 5 - Quy đổi điểm chứng chỉ IELTS (Academic) thành điểm tiếng Anh để xét tuyển các tổ hợp A01, D01, D07
ĐHBK Hà Nội dự kiến điều chỉnh nội dung các phần thi của bài thi đánh giá tư duy theo hướng gọn nhẹ.