Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Cùng dự, còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương; Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh. Cùng dự, còn có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Trưởng đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội.
Khi đến Hoàng Thành Thăng Long không thể bỏ qua Kỳ Đài hay có tên gọi khác là Cột cờ Hà Nội. Một di tích lịch sử nổi tiếng được xây dựng theo dạng tháp dưới thời triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1805 đến 1802.
Kiến trúc Cột cờ Hà Nội được chia thành ba tầng bao gồm tầng đế, thân cột, và một đài vọng cảnh, có chiều dài lên đến 33,4m. Đặc biệt những công trình này được thiết theo kiến trúc pháp. Bên trong Cột cờ Hà Nội được sắp xếp bậc thang dành cho những ai thích chinh phụ, phong xa tầm mắt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Hoàng Thành Thăng Long từ trên cao, một biểu tượng của Hà Nội.
Khi từ Cột cờ Hà Nội di chuyển một đoạn nữa để đến Đoan Môn, xuất hiện từ thời nhà Lý tuy nhiên mang đến những kiến trúc độc đáo, mà cảnh quan thiên nhiên cùng đẹp, trên diện tích lớn. Đoan Môn tọa lạc tại phía Nam xây dựng theo lối kiến trúc đặc sắc cuốn vòm cân xứng với 5 cổng thành: Cổng ở giữa lớn nhất là lối đi cho vua, 4 cổng còn lại dành cho quan, toàn dân, chắc chắn, bền bỉ. Đây cũng là địa điểm check in được rất nhiều du khách yêu thích.
Sau khi tham quan xong Đoan Môn thì bạn có thể đến với điện Kính Thiên – đây là nơi quan trọng trong tổng thể di tích Hoàng Thành Thăng Long. Vào năm 1428 Điện Kính Thiên bắt đầu được khởi công đây là nơi vua Lý Thái Tổ đăng cơ, khi về sau sẽ trở thành nơi cử hành các nghi lễ quan trọng hoặc các buổi đón tiếp khách của triều đình. Cho đến nay thì còn giữ lại được phần nền và hai bậc thềm rồng đá, tuy nhiên với những gì còn sót lại đã gợi nhớ vẻ đẹp tráng lệ, hoành tráng của Điện Kính Thiên thời bấy giờ.
Hậu Lâu được gọi với tên khác là Tĩnh Bắc Lâu, là một tòa lầu nằm phía sau Điện Kính Thiên khi đến Hoành Thành bạn không thể bỏ qua địa điểm này, xưa kia là khu vực hậu cung của Hoàng Thành Thăng Long. Đây là nơi sinh sống của hoàng hậu, công chúa và các cung tần trong triều đình. Được xây dựng từ thời Hậu Lê, mang kiến trúc hộp ba tầng đặc trưng, kết hợp giữa phong cách truyền thống , không gian bên trong mát mẻ pha lẫn một chút kiến trúc Pháp vô cùng độc đáo.
Cửa Bắc hay còn gọi là Chính Bắc Môn đây là một trong năm cửa thành của thành cổ dưới thời Nguyễn, đây cũng là cửa thành duy nhất còn lại sau những năm chiên tranh. Được xây dựng vào năm 1805 theo kiến trúc lối vọng lâu, phía trên là lầu, phía dưới là thành độc đáo. Bên trên của lầu là nơi thờ của hai tổng Nguyễn Tri Phương và Hoàng Hiệu.
Con đường đèn lòng là địa chỉ check in đang được rất nhiều du khách quan tâm hiện nay, một nơi lung linh mỗi khi mặt trời lặn, khiến ai cũng bị mê mẩn khi đến Hoàng Thành Thăng Long. Con đường đèn lồng được trang trí với gam màu chủ yếu là đỏ và vàng nổi bật. Khi đến đây chỉ cần tạo dáng có ngay tấm hình để đời.
Thời gian mở cửa: 8h00 – 17h00 hàng ngày
Lưu ý: Du khách có thể đặt trực tiếp tại website của Hoàng Thành Thăng Lomg hoặc đến mua trực tiếp
Hoàng Thành Thăng Long tọa lạc tại trung tâm của Thủ Đô Hà Nội nên việc di chuyển cực kỳ dễ dàng, có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc công cộng :
Du lịch Hoàng Thành Thăng Long, du khách cần chú ý một số điều sau đây để có trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến đây:
Hoàng Thành Thăng Long – Di sản văn hóa thế giới giữa lòng Hà Nội nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan. Bài viết trên của Sinhtour đã chia sẻ thông tin chi tiết về Hoàng Thành Thăng Long một cách đầy đủ nhất. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều trải nghiệm thú vị tại Hoàng Thành sắp tới. Hãy theo dõi Sinhtour để cập nhật được nhiều thông tin mới nhất nhé
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotlines:0867.664.448 – 0867.664.446
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở.Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !
Câu chuyện về những cuộc hành trình mới sẽ được chúng tôi gửi gắm đến mỗi khách hàng thân yêu bằng tất cả tinh thần và sự nhiệt huyết của người phục vụ tận tâm. Mỗi chuyến đi là “hành trình của sự trở về” với những giá trị truyền thống, những bản sắc văn hoá truyền thống, những nụ cười và ánh mắt chứa chan của những con người chân chất thật thà nơi miền ngược. Dải đất hình chữ S có bao điều khám phá còn đang dang dở.
Bằng tất cả sự trung thực với những giá trị sẵn có. Sinhtourvn luôn cam kết đưa đến quý khách hàng những sản phẩm du lịch uy tín và chất lượng nhất có thể với mức giá thành phù hợp nhất với mỗi lựa chọn của quý khách hàng. Hãy để chúng tôi Sinhtour.vn được đi cùng với bạn bằng sự gắn kết nhiệt thành và lòng hào sảng vốn có. Cảm ơn vì sự tin yêu !
Theo thông tin từ đoàn đại biểu Việt Nam có mặt tại kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới (WHC – gồm 21 nước thành viên) tại Brazil, việc khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) được công nhận là di sản văn hóa Thế giới không đơn giản. Thậm chí, trước đó, tại vòng hai, hồ sơ đề cử của Việt Nam đã bị ICOMOS (tổ chức chuyên môn độc lập xem xét các hồ sơ ứng cử di sản văn hóa của UNESCO) đề nghị hoãn việc xem xét công nhận trong năm nay.
Tuy nhiên, sau quá trình thảo luận khá căng thẳng, khu di sản hàng ngàn năm tuổi của Hà Nội đã được công nhận dựa trên các tiêu chí số II, III và VI trong số những tiêu chí mang tính quy chuẩn của UNESCO. Cụ thể:
Tiêu chí số II về chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa, Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, qui hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.
Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài. Ảnh: Chinhphu.vn.
Tiêu chí số III về các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.
Tiêu chí số VI về tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội minh chứng rõ nét về một di sản có liên hệ trực tiếp với nhiều sự kiện trọng đại của lịch sử của một quốc gia dân tộc vùng Đông Nam Á trong mối quan hệ khu vực và thế giới. Di sản đề cử là bằng chứng thuyết phục về sức sống và khả năng phục hưng của một quốc gia sau hơn mười thế kỷ bị nước ngoài đô hộ. Di sản đề cử còn ghi đậm dấu ấn thắng lợi của một nước thuộc địa trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, có ảnh hưởng rộng lớn trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đoàn đại biểu Việt Nam có mặt tài kỳ họp lần thứ 34 của Ủy ban di sản thế giới tại Brazil vừa qua bao gồm bà Ngô Thị Thanh Hằng – Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại UNESCO, Bộ Ngoại giao; Ông Văn Nghĩa Dũng – Đại sứ Trưởng phái đoàn thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO; Ông Dương Nguyên Tường, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil; Bà Lê Thị Minh Lý, Cục phó Cục Di sản Văn hóa Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Văn Sơn – Giám đốc Trung tâm bảo tồn Khu di tích Cổ Loa – Thành cổ; đại diện lãnh đạo các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đồng Nai.