Step 1: Total ways to select 5 integers out of 20 = 20C5. Step 2: Ways to select 10 and 20 = 2C2. Step 3: Ways to select 3 integers from the remaining 18 = 18C3. Step 4: Probability = (2C2 * 18C3) / 20C5.
Step 1: Total ways to select 5 integers out of 20 = 20C5. Step 2: Ways to select 10 and 20 = 2C2. Step 3: Ways to select 3 integers from the remaining 18 = 18C3. Step 4: Probability = (2C2 * 18C3) / 20C5.
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 có các quyền như sau:
Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao (đối với các công việc có quy định bắt buộc về phương pháp, quy trình, trình tự thủ tục thực hiện thì thực hiện theo quy định tương ứng).
Tham gia ý kiến các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.
Được cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành của cơ quan, đơn vị trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
Được tham gia các cuộc họp, hội nghị, hội thảo có liên quan theo quy định hoặc phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 phải thực hiện những công việc như sau:
Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc
Xây dựng kế hoạch, phương án kỹ thuật về ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm).
Kế hoạch, phương án kỹ thuật được phê duyệt.
Triển khai thực hiện kế hoạch, phương án kỹ thuật tại địa bàn, lĩnh vực được giao sau khi được phê duyệt.
Kế hoạch, phương án kỹ thuật được triển khai đảm bảo chất lượng, hoàn thành đúng tiến độ.
Thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo đúng quy trình kỹ thuật.
- Điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu, thông tin; đánh giá tình hình, tổng kết, rút kinh nghiệm về ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) trong địa bàn hoặc lĩnh vực được giao; trên cơ sở đó đề xuất việc bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm kỹ thuật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa bàn được giao.
- Tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, đề tài khảo sát, thực nghiệm các biện pháp kỹ thuật về ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm); triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ về chuyên ngành, lĩnh vực được giao;
- Tham gia xây dựng chương trình, nội dung, biên soạn tài liệu và tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ, cho viên chức chức danh nghề nghiệp hạng IV và hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
Đảm bảo quy trình công tác; hoàn thành công việc đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
Phối hợp với các đơn vị, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thuộc lĩnh vực chuyên ngành được giao
Nội dung phối hợp được hoàn thành đạt chất lượng, theo đúng tiến độ kế hoạch.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo liên quan đến công tác chuyên môn được phân công.
Tham dự các cuộc họp, hội nghị, hội thảo đầy đủ, chuẩn bị tài liệu và ý kiến phát biểu theo yêu cầu.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân.
Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác của cá nhân.
Kế hoạch công tác của cá nhân được xây dựng theo đúng kế hoạch công tác của đơn vị và báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lãnh đạo cơ quan, đơn vị.
Yêu cầu về trình độ của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 phải đáp ứng là gì? (Hình từ Internet)
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 phải đáp ứng yêu cầu về trình độ như sau:
Chuyên môn nghiệp vụ: Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác của vị trí việc làm.
Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của vị trí việc làm.
Có kinh nghiệm công tác đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm.
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị;
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt;
- Trung thực, thẳng thắn, cẩn thận, bảo mật thông tin;
- Chịu được áp lực trong công việc;
- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.
- Nắm vững đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành;
- Nắm vững các văn bản pháp luật chuyên ngành ... (lĩnh vực chuyên ngành của vị trí việc làm) và quy định pháp luật khác có liên quan;
- Vận dụng tốt các kiến thức cơ bản, quy trình, quy phạm kỹ thuật chuyên ngành vào công việc chuyên môn đảm nhiệm;
- Nắm được phương pháp khảo sát, thực nghiệm; cách thu thập và yêu cầu về số liệu, thông tin để phục vụ cho công việc chuyên môn đảm nhiệm.
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 quy định tại Phụ lục IV Ban hành kèm theo Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT, Điều tra nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản hạng 3 phải có năng lực như sau:
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm
Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số
Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản, sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm
Thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
Lưu ý: Thông tư 11/2023/TT-BNNPTNT có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1ha đất là tổng giá trị các sản phẩm: nông nghiệp (cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, sản phẩm phụ); lâm nghiệp và thủy sản thu hoạch trên 1 ha đất trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm), bao gồm cả sản phẩm bán ra và không bán ra.
Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
– Đất trồng cây hàng năm là đất sử dụng với mục đích chính là trồng các loại cây cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá một năm; kể cả cây hàng năm được lưu gốc và trường hợp trồng cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ. Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
+ Đất trồng lúa là ruộng và nương rẫy trồng lúa từ một vụ trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các hoạt động khác như luân canh lúa và cây hàng năm khác, luân canh trồng lúa và nuôi thủy sản, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản nhưng trồng lúa là mục đích chính. Đất trồng lúa bao gồm:
(i) Đất chuyên trồng lúa nước là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm cấy trồng từ hai vụ lúa trở lên, kể cả trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác hoặc có khó khăn đột xuất mà chỉ trồng cấy được một vụ hoặc không sử dụng trong thời gian không quá một năm;
(ii) Đất trồng lúa nước còn lại là ruộng trồng lúa nước (gồm cả ruộng bậc thang), hàng năm chỉ trồng được một vụ lúa, kể cả trường hợp trong năm có thuận lợi mà trồng thêm một vụ lúa hoặc trồng thêm cây hàng năm khác hoặc do khó khăn đột xuất mà không sử dụng trong thời gian không quá một năm;
(iii) Đất trồng lúa nương là đất chuyên trồng lúa trên sườn đồi, núi dốc từ một vụ trở lên, kể cả trường hợp trồng lúa không thường xuyên theo chu kỳ và trường hợp có luân canh, xen canh với cây hàng năm khác.
+ Đất trồng cây hàng năm khác là đất trồng các cây hàng năm không phải là trồng lúa, như: cây lương thực có hạt khác ngoài lúa; cây lấy củ có chất bột; cây lấy sợi; cây có hạt chứa dầu; rau các loại (rau lấy lá, dưa lấy quả, rau họ đậu, rau lấy quả khác, rau lấy củ, rễ hoặc thân, nấm các loại, củ cải đường và các loại hạt, đậu/đỗ các loại), hoa hàng năm, cây hàng năm khác). Các loại cây lưu gốc như mía, đay, gai, cói, xả,… được tính vào nhóm cây hàng năm. Đất trồng cây hàng năm gồm:
(i) Đất bằng trồng cây hàng năm khác là đất bằng phẳng ở đồng bằng, thung lũng, cao nguyên để trồng cây hàng năm khác.
(ii) Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác là đất trồng cây hàng năm khác trên sườn đồi, núi dốc, kể cả trường hợp trồng cây hàng năm khác không thường xuyên nhưng theo chu kỳ.
– Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, bao gồm:
+ Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa,…;
+ Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài,…;
+ Cây gia vị, dược liệu, hương liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như đinh hương, vani, hoa nhài, hoa hồi, ý dĩ, tam thất, sâm, sa nhân, đinh lăng, đỗ trọng, long não,…;
+ Cây lâu năm khác: trôm, dâu tằm, cau,…;
Đất nuôi trồng thủy sản là đất được sử dụng với mục đích chính để nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn và nước ngọt. Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm diện tích bờ bao, diện tích mặt nước nội địa (thả nuôi, ao lắng, ao lọc), diện tích mặt nước ven biển; diện tích các công trình phụ trợ. Đất nuôi trồng thủy sản bao gồm cả đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản.
– Đất trồng cây hàng năm bao gồm cả đất trồng hoa, đất trồng cây lâu năm bao gồm cả đất trồng cây cảnh lâu năm;
– Đất sản xuất nông nghiệp bao gồm cả đất trồng cây trong nhà kính, nhà lưới;
– Danh mục sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được quy định chi tiết tại Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
Giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp/đất nuôi trồng thủy sản
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp/đất nuôi trồng thủy sản
– Tổng giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản theo giá hiện hành trên một diện tích đất nhất định (triệu đồng): là tổng giá trị sản lượng của các loại cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và sản phẩm phụ thu được trên đất đó. Giá trị sản lượng của mỗi sản phẩm được tính bằng sản lượng thu hoạch nhân với giá bán bình quân của người sản xuất;
– Diện tích đất sản xuất tính riêng theo từng loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản) với đơn vị tính là ha.
2. Phân tổ chủ yếu: Loại đất (đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản).
– Điều tra diện tích cây nông nghiệp;
– Điều tra năng suất, sản lượng cây nông nghiệp;
– Điều tra giá sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản;
– Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp;
– Điều tra nông thôn, nông nghiệp giữa kỳ.
5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
– Phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường.