Điều 8 và 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 (có hiệu lực đến ngày 01/01/2022) quy định:
Điều 8 và 9 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2006 (có hiệu lực đến ngày 01/01/2022) quy định:
Về trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp có ngành nghề xuất khẩu lao động, anh/chị có thể thao khảo những bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư
Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc là công ty cổ phần);
- Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiều hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập; Bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức;
- Các giấy tờ cần thiết khác (nếu có);
Sau khi nộp hố sơ tại Sở kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, trong thời hạn 03 – 05 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ thì Sở kế hoạch và đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 2: Công bố thông tin đăng ký kinh doanh
Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Bước 4; Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp chưa được phép hoạt động xuất khẩu lao động ngay mà phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động tại Cục quản lý lao động ngoài nước – Bộ lao động – thương binh và xã hội căn cứ theo Điều 11 Nghị định 38/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Hồ sơ cấp Giấy phép gồm văn bản đề nghị của doanh nghiệp (theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) và các giấy tờ sau:
1. 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới nhất.
2. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về vốn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
3. 01 bản chính Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ.
4. 01 bản chính Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
5. 01 bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động.
6. Các giấy tờ chứng minh điều kiện về người lãnh đạo điều hành hoạt động và nhân viên nghiệp vụ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
7. 01 bản sao Điều lệ Công ty.”
Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp từ 2021: 7 điểm mới cần lưu ý
Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!
Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!
Với tiềm năng lớn của thị trường xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn kinh tế số, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mọc lên ngày càng nhiều. Khung pháp lý và các quy định liên quan được đặc biệt quan tâm: Điều kiện kinh doanh, ngành nghề, đăng ký thành lập,... là những vấn đề căn bản mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cần nắm vững.
Khái niệm doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hoạt động xuất khẩu (hoạt động ngoại thương) là hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong nước và nước ngoài thông qua việc mua bán qua biên giới giữa các quốc gia. Mục tiêu của xuất nhập khẩu là xây dựng cầu nối thương mại cung cầu giữa thị trường trong nước và quốc tế.
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật với mục đích kinh doanh.
Như vậy, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng là loại hình doanh nghiệp có tên riêng, tài sản và trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của quy định pháp luật dưới loại hình công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh nhằm mục đích kinh doanh liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì khi nhà đầu tư muốn thành lập doanh nghiệp chế xuất cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào;
(2) Phải bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
(3) Doanh nghiệp chế xuất muốn được hưởng ưu đãi đầu tư và chính sách thuế đối với khu phi thuế quan phải được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận việc đáp ứng các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trước khi chính thức đi vào hoạt động. Các điều kiện này được quy định chi tiết tại Điều 28a Nghị định 18/2021/NĐ-CP như sau:
– Có hàng rào cứng ngăn cách với khu vực bên ngoài; có cổng/cửa ra, vào đảm bảo việc đưa hàng hóa ra, vào doanh nghiệp chế xuất chỉ qua cổng/cửa;
– Có hệ thống ca-mê-ra quan sát được các vị trí tại cổng/cửa ra, vào và các vị trí lưu giữ hàng hóa ở tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ, bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ); dữ liệu hình ảnh ca-mê-ra được kết nối trực tuyến với cơ quan hải quan quản lý doanh nghiệp và được lưu giữ tại doanh nghiệp chế xuất tối thiểu 12 tháng;
– Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế của doanh nghiệp chế xuất để báo cáo quyết toán nhập – xuất – tồn về tình hình sử dụng hàng hóa nhập khẩu theo quy định pháp luật về hải quan.
Có thể thấy rằng, so với các doanh nghiệp thông thường, thành lập doanh nghiệp chế xuất đòi hỏi nhiều điều kiện nhiều hơn, khiến nhiều nhà đầu tư gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục thành lập. Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện khó khăn để thành lập thì loại hình doanh nghiệp này vẫn vô cũng thu hút các nhà đầu tư bởi nhưng lợi ích đi kèm.
Cụ thể như dù việc kiểm tra của hải quan đối với các doanh nghiệp chế xuất rất nghiêm ngặt, nhưng đó lại là một cái giá rất nhỏ để trả cho những miễn trừ và lợi ích mà họ nhận được. Các lợi ích về thuế và những chính sách đem lại ưu điểm cho doanh nghiệp này làm cho chúng trở thành một giải pháp vô cùng hấp dẫn dành cho hoạt động sản xuất truyền thống và những công ty hạn chế về chế biến tại thị trường Việt Nam.
Điều kiện thành lập doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Doanh nghiệp có được tham gia giao dịch bằng ngoại tệ không?
Người quản lý doanh nghiệp là gì?
Trên đây là bài viết của Luật Thành Đô liên quan đến điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất được áp dụng từ ngày 15/07/2022 theo quy định mới tại Nghị định 35/2022. Nếu còn vướng mắc nào liên quan, nhà đầu tư vui lòng liên hệ với Luật Thành Đô để được tư vấn chi tiết.
1. Công ty chúng tôi rất muốn tham gia vào doanh nghiệp chế xuất nhưng không rõ phải đạt được những điều kiện nào thì mới có thể được đăng ký tham gia trở thành doanh nghiệp chế xuất ?
2. Thủ tục đăng ký như thế nào?
3. Khi tham gia vào thì được hưởng những quyền lợi gì?
Thứ nhất: Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất
Khái niệm doanh nghiệp chế xuất được quy định tại Điều 2 khoản 10. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Doanh nghiệp chế xuất không nằm trong khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Phải khẳng định rằng, doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014; mà đơn thuần là các doanh nghiệp với điều kiện xác định và hoạt động sản xuất, kinh doanh cụ thể.
Theo quy định tại điều 30 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế quy định cụ thể về điều kiện thành lập khu chế xuất như sau:
Điều 30. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
1. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu. Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.
2. Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
3. Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
4. Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
Thứ hai Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất 100% vốn nước ngoài
- Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
- Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Từ đó, bạn tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài theo hướng dẫn tương ứng tại các Điều 29, 30, 31 và 32 của Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Các biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư bạn lấy theo Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT để sử dụng đúng mẫu theo quy định của pháp luật.
Thứ ba: Ưu đãi đối với doanh nghiệp khu chế xuất
Dự án đầu tư mới của doanh nghiệp khu chế xuất sẽ được hưởng các ưu đãi sau:
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì DNCX được hưởng thuế suất ưu đãi 17% trong vòng 10 năm (đối với các dự án đầu tư mới từ ngày 1/1/2016).Bên cạnh đó, theo Điều 6 Thông tư 151/2014/TT-BTC thì DNCX còn được miễn thuế 02 năm đầu tiên và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo, trừ trường hợp DNCX tại quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và các đô thị loại I trực thuộc tỉnh.- Ưu đãi tiền sử dụng đất:Theo quy định tại điểm b Khoản 3 Điều 19 Nghị định 46/2014/NĐ-CP thì dự án đầu tư của DNCX được miễn tiền thuê đất 07 năm.- Ưu đãi thuế xuất nhập khẩu:Theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005 cũng như Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì quan hệ mua bán giữa khu chế xuất với nước ngoài sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân, Hà Nội