Đặng Thanh Tuyền Là Ai

Đặng Thanh Tuyền Là Ai

Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.

Bạn chưa đăng nhập hoặc bài hát này không phải của bạn đăng.

Sách IELTS Speaking “Best-seller”

Ngoài giảng dạy, anh còn chắp bút cho loạt sách luyện thi IELTS. “Hot” nhất trong số đó phải kể đến cuốn sách “How to crack the IELTS Speaking Test” Đặng Trần Tùng.

Sách Speaking Đặng Trần Tùng là kim chỉ nam cho các “chiến binh” IELTS hướng tới mức điểm từ 6.0 đến 8.0. Hơn 20 chủ đề luyện nói được thầy đưa vào sách, từ giáo dục, môi trường, đến kinh tế – xã hội,…. Với mỗi chủ đề, thầy còn đưa ra hướng dẫn ở cả ba trình độ (từ 6.0 – 8.0). Vậy thì học viên nào cũng có thể dễ dàng học theo.

Ngoài truyền cảm hứng qua những cuốn sách, trên trang cá nhân của mình, thầy Tùng cũng thường xuyên chia sẻ các video và bài viết hướng dẫn luyện phát âm chuẩn, sửa phát âm cho các bạn bị mất gốc. Anh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát âm đúng, chuẩn chỉnh như người bản xứ.

Thành công với The IELTS Workshop

Tùng bén duyên với nghiệp giảng dạy từ khi còn là sinh viên. Theo học chuyên ngành Tài chính, thế nhưng sau vài tháng thực tập tại một công ty chứng khoán có tiếng, anh chắc chắn mình không phù hợp với nghề này.

Kết thúc kỳ thực tập, Đặng Trần Tùng bắt đầu nhận lớp gia sư để kiếm thêm thu nhập. Bất ngờ thay, chính công việc gia sư đã giúp anh nhận ra mình có khả năng giảng dạy. Và việc truyền đạt kiến thức cho người khác cũng đem lại niềm vui, hứng thú cho anh. Và giờ đây, chúng ta có một “thầy Tùng IELTS” mà học sinh, sinh viên nào cũng biết đến.

Đối với Tùng, việc lên lớp, đi dạy đơn thuần không phải là điều anh hướng tới. Người thầy này mong muốn xây dựng một lớp học theo mô hình Workshop. Lớp học nên là một không gian mở để tất cả mọi người cùng chia sẻ kiến thức. Không nên chỉ giới hạn ở việc thầy giảng – trò nghe. The IELTS Workshop “ra đời” phục vụ ý tưởng này.

Hiện nay, The IELTS Workshop là một trong những trung tâm luyện thi IELTS được nhiều bạn trẻ biết đến. Với định hướng khác biệt của thầy Tùng và đội ngũ giảng viên chất lượng, không khó hiểu khi trung tâm thu hút hơn 35.000 học viên tính tới đầu năm 2022.

Đặng Trần Tùng nói gì về ELSA Speak?

Nói về kỹ năng Speaking trong bài thi IELTS, Đặng Trần Tùng liên tục nhấn mạnh vai trò của việc phát âm chuẩn bản xứ. Bởi chỉ khi phát âm rõ ràng, chúng ta mới có thể truyền đạt rõ thông điệp đến giám khảo trong kỳ thi IELTS.

Và theo thầy Tùng, ELSA Speak sẽ là một trợ thủ đắc lực để cải thiện phát âm của người học. Tính năng làm thầy ấn tượng nhất là bài kiểm tra năng lực tiếng Anh của ELSA Speak. Bất ngờ hơn cả là bài kiểm tra này của ELSA Speak còn dự đoán được điểm thi IELTS Speaking của thầy.

Ngoài ra, thầy Đặng Trần Tùng đánh giá ứng dụng ELSA Speak đã có nhiều cải tiến hơn trước. Tích hợp nhiều tính năng để phát triển cả hai kỹ năng Speaking và Listening cho người học ở nhiều trình độ khác nhau.

Kênh Youtube The Dang Vlog hiện có 19 nghìn lượt đăng ký. Ở đây chủ yếu chia sẻ kinh nghiệm học tập và những khoảnh khắc đời thường của thầy. Xuất hiện phần nhiều trên kênh youtube là chuỗi series The Dang Vlog với cuộc sống đời thường được Tùng ghi lại.

Facebook hơn 145.000 người theo dõi được tận dụng để chia sẻ hình ảnh “soái ca” của thầy Tùng. Đồng thời, đây cũng là nơi chia sẻ những bí quyết ôn thi IELTS, cải thiện kỹ năng Writing với các bài mẫu do chính thầy viết.

Những video “vừa học vừa chơi”, mang tính chất giải trí sẽ được đăng tải trên kênh TikTok của thầy. Phù hợp cho ai muốn tận dụng thời gian rảnh trong ngày để bổ sung từ vựng tiếng Anh.

Bình Chánh tổ chức Hội thi qua hình thức sân khấu hóa với Chủ đề Đã uống rượu, bia - không lái xe

Với sự tham gia của 16 đội dự thi đến từ 16 xã, thị trấn, có hơn 500 lượt cổ động viên đến tham dự và cổ động cho Hội thi.

Sáng ngày 22/9/2020, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Huyện phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh tổ chức Hội thi “Tuyên truyền Luật giao thông đường bộ, đường thủy Nội địa qua hình thức Sân khấu hóa” với Chủ đề “Đã uống rượu, bia - không lái xe”.

Đến tham dự Hội thi có bà Dương Thị Huyền Trâm – Ủy viên Thường trực, Trưởng Ban Phong trào Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố; ông Huỳnh Văn Phạm Hồng – Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; Bà Phan Thị Cẩm Nhung – Huyện ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Ông Trần Văn Xem – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ VN huyện; Ông Nguyễn Thanh Việt – Trưởng phòng VH&TT Huyện; Bà Đoàn Thị Kim Dung - Phó Giám đốc TTVHTDTT huyện; Trung tá Lê Phát Thanh – Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện; cùng quý vị lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội huyện, các vị đại diện Thường trực Ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 16 xã – thị trấn, đại diện Đài truyền thanh Bình Chánh đến dự và đưa tin.

Kết quả Hội thi, Ban Tổ chức đã trao:

- 01 Giải Nhất cho đơn vị xã Tân Kiên;

- 02 Giải Nhì cho xã An Phú Tây và Tân Quý Tây;

- 03 Giải Ba cho đội xã Bình Lợi, xã Hưng Long và Vĩnh Lộc B;

- 10 Giải Khuyến khích cho đội thị trấn Tân Túc, xã Qui Đức, xã Phong Phú, xã Vĩnh Lộc A, xã Phạm Văn Hai, xã Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt, xã Bình Chánh, xã Đa Phước, xã Bình Hưng;

- 01 Giải Tiểu phẩm hay nhất cho đội xã Tân Quý Tây;

- 01 giải phong trào cho đội xã Tân Kiên.

Hội thi là dịp để nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến xã, thị trấn trong các hoạt động phối hợp, tổ chức tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, học sinh, công nhân lao động, lực lượng vũ trang và nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” gắn với thực hiện chủ đề năm 2020 “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, góp phần kéo giảm số vụ, số người chết, số người bị thương do tai nạn giao thông đến mức thấp nhất trong năm 2020 và những năm tiếp theo.

I. Mức đóng và phương thức đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp lao động là người giúp việc gia đình, theo một trong các mức sau:

a) Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời được áp dụng đối với người lao động là cán bộ, công chức, viên chức và người thuộc lực lượng vũ trang thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước;

b) Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:

+ Trong vòng 03 năm tính đến thời điểm đề xuất không bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội;

+ Thực hiện việc báo cáo định kỳ tai nạn lao động và báo cáo về an toàn, vệ sinh lao động chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn trong 03 năm liền kề trước năm đề xuất;

+ Tần suất tai nạn lao động của năm liền kề trước năm đề xuất phải giảm từ 15% trở lên so với tần suất tai nạn lao động trung bình của 03 năm liền kề trước năm đề xuất hoặc không để xảy ra tai nạn lao động tính từ 03 năm liền kề trước năm đề xuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức 0,5% mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

3. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng tương ứng theo điều kiện từng trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

II Hồ sơ, thời hạn thực hiện mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

- Văn bản đề nghị quy định theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 58/2020/NĐ-CP;

- Bản sao chứng thực Báo cáo đánh giá công tác an toàn, vệ sinh lao động và giảm tần suất tai nạn lao động được thực hiện bởi tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động quy định tại Điều 7 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP.

2. Thời hạn áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là 36 tháng, kể từ tháng quyết định áp dụng mức đóng có hiệu lực.

3. Thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Quyết định điều chỉnh, áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong trường hợp:

a. Người sử dụng lao động có hành vi giả mạo hoặc khai man các tài liệu trong Hồ sơ đề xuất được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b. Người sử dụng lao động vi phạm quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động và BHXH ở mức bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong thời gian được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

c. Người sử dụng lao động không thực hiện báo cáo tai nạn lao động, báo cáo công tác an toàn, vệ sinh lao động trong thời gian được áp dụng mức đóng thấp hơn mức đóng bình thường vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d. Tổ chức đánh giá an toàn, vệ sinh lao động có hành vi gian lận làm thay đổi các điều kiện làm căn cứ đề nghị giảm mức đóng quy định

Nghị định 58/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 5 năm 2020 về quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có hiệu lực từ 15/7/2020 và thay thế Nghị định 44/2017/NĐ-CP; bãi bỏ điểm b khoản 1 Điều 13 Nghị định 143/2018/NĐ-CP./.