Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ, mà còn là quá trình thay đổi cách thức làm việc, tư duy và văn hóa tổ chức. Đây là một xu hướng không thể phủ nhận trong hầu hết các lĩnh vực kinh doanh hiện nay. Hãy cùng FPT IS tìm hiểu sâu hơn về định nghĩa về chuyển đổi số và những ảnh hưởng to lớn mà nó mang lại cho xã hội và doanh nghiệp trong thời đại công nghệ số.
Để có thực hiện chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố sau:
Chuyển đổi số không đơn giản là áp dụng công nghệ, mà còn cần mục tiêu chính xác, định hướng rõ ràng. Chiến lược số đóng vai trò dẫn dắt lộ trình chuyển đổi số theo đúng định hướng và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Cùng với đó, văn hóa số đảm bảo sự đồng thuận và ý chí đổi mới sáng tạo được lan tỏa trong toàn doanh nghiệp.
Khi thực hiện chuyển đổi số, phối hợp chiến lược số và văn hóa số là tối quan trọng. Các yếu tố này cần được tối ưu thông qua truyền thông, đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số đối với lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.
Các nhà lãnh đạo phải truyền đạt sự cần thiết của sự thay đổi, giải thích những lợi ích của chuyển đổi số và truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên. Việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực và các sáng kiến chiến lược sẽ được quản lý bởi một tầm nhìn rõ ràng, đảm bảo sự liên kết giữa các bộ phận.
Các công ty phải thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, phân tích dữ liệu và xác định các vấn đề cũng như lĩnh vực cần cải thiện.
Từ đó, cung cấp những trải nghiệm được cá nhân hóa, liền mạch và thú vị nhằm thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng và mở rộng công ty bằng cách đặt người tiêu dùng làm trung tâm.
Các doanh nghiệp có thể nhanh chóng kiểm tra và xác nhận các khái niệm, nhận biết thành công và thất bại cũng như thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đáp ứng các mục tiêu kỹ thuật số của mình bằng cách chia các dự án lớn thành các dự án nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.
Chiến lược chuyển đổi số hiệu quả phụ thuộc vào lực lượng lao động có đủ tài năng và kỹ năng cần thiết. Để nhân viên áp dụng công nghệ phát triển phương thức làm việc kỹ thuật số, các tổ chức phải tham gia vào các dự án phát triển tài năng nhằm nâng cao hoặc đào tạo lại kỹ năng cho người lao động.
Các sáng kiến đào tạo, diễn đàn trao đổi thông tin và thúc đẩy văn hóa đổi mới liên tục đều có thể giúp ích cho việc này.
Để tận dụng kinh nghiệm của họ và tăng tốc độ đổi mới, các tổ chức nên tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp công nghệ, các công ty khởi nghiệp và chuyên gia trong ngành.
Khả năng kỹ thuật số của tổ chức có thể được cải thiện bằng cách tạo ra một hệ sinh thái mạnh mẽ gồm các đối tác và liên minh có thể cung cấp các quan điểm mới, khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến và tổng hợp các nguồn lực.
Động lực đằng sau chuyển đổi kỹ thuật số là dữ liệu. Để thu thập, phân tích và trích xuất những hiểu biết hữu ích từ dữ liệu, các tổ chức phải đầu tư vào khả năng phân tích và quản lý dữ liệu mạnh mẽ.
Các doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, tối ưu hóa quy trình, cá nhân hóa trải nghiệm và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới bằng cách tận dụng sức mạnh của dữ liệu.
Theo Gartner, có đến hơn 91% doanh nghiệp tham gia các sáng kiến kỹ thuật số, trong đó có 87% lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao cho rằng số hóa là ưu tiên hàng đầu. Trong 100 công ty tham gia làm khảo sát thì có 89 công ty đã áp dụng chiến lược kinh doanh bằng hình thức triển khai công nghệ số.
Dự báo đến năm 2025, cứ bốn giám đốc điều hành doanh nghiệp thì có ba người sẽ thích ứng với thị trường số hóa và ngành mới bằng cách sử dụng nền tảng kỹ thuật số.
Theo báo cáo của Cisco & IDC về chỉ số tăng trưởng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại châu Á – Thái Bình Dương, 97% trong tổng số doanh nghiệp đặc biệt ưu tiên các chiến lược kinh doanh của mình liên quan đến chuyển đối số.
Tại Việt Nam đại đa số đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa nhận thức được trọn vẹn và đúng đắn về vai trò của chuyển đổi số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Bởi theo số liệu thống kê của Cục Thống kê, chỉ mới có 31% các doanh nghiệp chuyển đổi số ở giai đoạn, 53% đang quan sát và chỉ có 3% đã hoàn thiện cơ bản quá trình này.
Nguyên nhân chính đến từ việc nhân lực số hóa không đạt yêu cầu (17%), thiếu nền tảng công nghệ chuẩn, phù hợp (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%),…
Chính vì lẽ đó, doanh nghiệp Việt Nam đón đầu xu hướng chuyển đổi số sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo tiền đề cho chiến lược phát triển thương hiệu và mở rộng quy mô doanh nghiệp sau này.
Chuyển đổi số doanh nghiệp được phân thành các mức độ cụ thể sau:
Mức 0 – Chưa chuyển đổi số: Doanh nghiệp hầu như không có hoặc có rất ít hoạt động chuyển đổi số.
Mức 1 – Khởi động: Doanh nghiệp bắt đầu thực hiện một số hoạt động chuyển đổi số.
Mức 2 – Bắt đầu: Doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và bắt đầu triển khai các hoạt động trong từng trụ cột, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cải thiện trải nghiệm khách hàng.
Mức 3 – Hình thành: Chuyển đổi số đã được triển khai toàn diện theo các trụ cột, mang lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và khách hàng. Doanh nghiệp bắt đầu trở thành doanh nghiệp số.
Mức 4 – Nâng cao: Chuyển đổi số được nâng cao, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng thông qua nền tảng số, công nghệ số, và dữ liệu số. Doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp số với một số mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng và dữ liệu số.
Mức 5 – Dẫn dắt: Doanh nghiệp đạt mức chuyển đổi số gần như hoàn thiện, trở thành doanh nghiệp số với hầu hết các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng và dữ liệu số. Doanh nghiệp có khả năng dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, tạo lập hệ sinh thái doanh nghiệp số vệ tinh.
Chuyển đổi số không chỉ đơn giản là áp dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh, mà là một quá trình thay đổi toàn diện về văn hóa, quy trình, con người và cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng một quy trình chuyển đổi số hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Bước 1: Xác định mục tiêu và tầm nhìn: Xác định rõ ràng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được thông qua chuyển đổi số. Tầm nhìn cần bao quát và mang tính chiến lược, đồng thời phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bước 2: Đánh giá hiện trạng: Phân tích tình trạng hoạt động hiện tại của doanh nghiệp, bao gồm các quy trình, con người, công nghệ và dữ liệu. Xác định những điểm yếu, hạn chế cần cải thiện và những cơ hội tiềm năng để áp dụng công nghệ.
Bước 3: Lập kế hoạch và chiến lược: Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình chuyển đổi số, bao gồm các giai đoạn thực hiện, nguồn lực cần thiết, ngân sách và dự kiến thời gian. Xác định các công nghệ phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp.
Bước 4: Triển khai và vận hành: Triển khai các giải pháp công nghệ đã được lựa chọn theo kế hoạch. Đào tạo nhân viên về cách sử dụng các công nghệ mới. Theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động sau khi triển khai.
Bước 5: Đánh giá và đo lường: Đánh giá quá trình chuyển đổi số dựa trên các chỉ tiêu đã được xác định. Liên tục cải tiến quy trình và công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Bước 6: Báo cáo kết quả: Thực hiện báo cáo kết quả chuyển đổi số chi tiết, xác định rủi ro và đề xuất giải pháp cải tiến, khắc phục rủi ro.