Các Nguyên Tắc Tư Vấn Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Dân Sự Là Gì

Các Nguyên Tắc Tư Vấn Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Dân Sự Là Gì

Luật Dân sự là gì? Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự gồm những nguyên tắc nào? – Thu Hằng (Đà Nẵng)

Luật Dân sự là gì? Nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự gồm những nguyên tắc nào? – Thu Hằng (Đà Nẵng)

DSpace preserves and enables easy and open access to all types of digital content including text, images, moving images, mpegs and data sets Learn More

Please use this identifier to cite or link to this item: thuvien.kgc.edu.vn/jspui/handle/123456789/1710

Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Bộ luật Dân sự mới nhất là Bộ luật Dân sự 2015.

- Phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự:

Bộ luật Dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

+ Bộ luật Dân sự là luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự.

+ Luật khác có liên quan điều chỉnh quan hệ dân sự trong các lĩnh vực cụ thể không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.

+ Trường hợp luật khác có liên quan không quy định hoặc có quy định nhưng vi phạm khoản 2 Điều này thì quy định của Bộ luật này được áp dụng.

+ Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Bộ luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

- Chính sách của Nhà nước đối với quan hệ dân sự:

+ Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

+ Trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.